Dạo chơi Ireland, đất nước của những "quân cờ" (castle)

Trong một chuyến công tác châu Âu, mình có dịp được ghé thăm Ireland, đất nước đứng thứ 5 toàn cầu về chỉ số phát triển con người, yên bình nhưng thu nhập bình quân đầu người lên đến 36.000 USD/năm.

Đặt chân đến sân bay tại Dublin – thủ đô Ireland – vào tầm 8 giờ tối một ngày tháng 10, lạnh và hơi hồi hộp vì là lần đầu tiên đi xa như vậy. Lúc này, ở Việt Nam đã tầm 2 giờ sáng nên mình thấm mệt vì chặng bay dài gần 16 tiếng đồng hồ và đúng ra đang nằm say giấc nồng.

Sân bay Dublin khá nhỏ nhưng chuyên nghiệp với các dịch vụ như Wi-Fi miễn phí để du khách tìm kiếm thông tin về đi lại, quầy đổi tiền tệ, thực phẩm và vật dụng thiết yếu. Rời sân bay, mình lên một chuyến xe bus và trải qua tầm 45 phút ngắm phố phường nơi đây với giá €6 (gần 180.000 VND). Mình hơi ngạc nhiên khi chỉ khoảng 9 giờ tối thôi nhưng phố xá Dublin rất vắng vẻ, lưa thưa vài người đi lại vội vã tìm nơi trú vào vì cái tiết trời lạnh lẽo.

Mình ở trọ tại phố D’Olier, cách khu downtown 5 phút đi bộ và cách nơi làm việc tầm 3km. Vào mùa này, 7 giờ sáng của Dublin mà tiết trời tối như 8 – 9 giờ tối vậy. Trừ những người đi làm công sở cũng di chuyển vào tầm giờ này, còn lại hàng quán mở cửa khá muộn, hầu hết 12 giờ trưa mới mở cửa.

Mình đi lại ở Dublin bằng phương tiện chính là xe bus và đi bộ cũng ok vì thành phố khá nhỏ. Trang web DublinBus.ie rất hữu dụng, nó mách nước cho chúng ta bắt xe bus nào, dừng bao nhiêu trạm thì đến nơi mong muốn, cước phí sẽ là bao nhiêu. Mình nhớ mình phải trả €1,65 cho chặng từ nơi ở đến nơi làm việc. Nếu quy con số này tiền Việt hiển nhiên ta thấy đắt nhưng €1,65 ở đây còn chưa mua được ổ bánh mì nên suy ra không đắt. Và ở khắp nơi, xe bus luôn là phương tiện công cộng giá rẻ.

Đang tải 12977332694_d23c9617ac_b.jpg…
Xe bus để di chuyển từ sân bay Dublin về trung tâm. Nguồn ảnh: Flickr​

Mình có một kỷ niệm với xe bus ở Dublin là khi leo lên xe, chìa tờ €5 ra và nói "Tôi muốn đến Burlington" thì bác tài xế nói ở đây chỉ chấp nhận quẹt thẻ hoặc tiền xu. Khi mình nói rằng mình không đủ €1,65 tiền xu thì bác ấy vui vẻ nói “Không sao, cậu cứ đi, lần sau chuẩn bị tiền xu là được!”. Rất vui vì cách hành xử ấy của người phương Tây!

Sau công việc, mình bắt đầu tản bộ khắp nơi để khám phá, thăm thú đất nước xa lạ này.

Dublin, thủ đô và cũng là thành phố lớn nhất của Ireland, có chăng cũng là nơi tập trung các hoạt động của chính phủ và ngoại giao. Các thành phố khác cũng có vẻ đẹp không kém cạnh và đặc điểm chung là yên bình như nhau. Hầu như đến quốc gia nào cũng vậy, ba nơi anh em nên tham quan là bảo tàng, trường học và khu downtown (khu nhộn nhịp nhất của thành phố, có thể là mua sắm, chợ đêm).

Đang tải 1072343_666640206700418_1872723978_o.jpg…
Một trong những con phố chính ở Dublin​

Ở Dublin, viện bảo tàng nằm rải rác các con phố và một phần ở ngay trong chính Trinity College – ngôi trường nằm ngay vị trí trung tâm nhất thành phố, được xây dựng toàn bộ bằng đá hộc xanh và có tuổi đời lên đến 400 năm.

Một quận trung tâm và nổi tiếng của Dublin là Temple Bar, có nhiều quán bar, quán rượu ở đây, chúng mọc san sát nhau và cùng chơi nhạc Irish, thứ nhạc đặc trưng ở đây mà anh em có thể từng nghe thấy trên các phim về Sherlock Holmes.

Đang tải image.jpg…
Các con phố của Temple Bar đều được lát bằng đá xanh, hơi khó đi cho các cô nàng mang giày cao gót nhưng đó là điều đặc trưng của nơi đây. Nguồn ảnh: irishtimes.com​

Ở trung tâm Dublin có một vài nhà hàng đồ ăn châu Á như Thái, Trung Hoa, Ấn Độ và đặc biệt là có nhà hàng Phở Việt ở 162 Parnell Street với các món như phở, cơm tấm, gỏi cuốn... Mất tầm 2km với 15 phút đi bộ từ trung tâm downtown ở Dublin đến Pho Viet.

Điều đáng nói là đồ ăn Việt và châu Á nói chung luôn đắt hơn ở xứ người. Chỉ mất €3-4 cho đồ Tây nhưng sẽ là €9-10 thậm chí hơn cho mỗi món châu Á. Mình có dịp vào ăn buffet Tàu ở nhà hàng Jimmy Chung với giá €15,9 sau những ngày toàn gà tây và khoai tây ghiền hơi khó ăn đối với người châu Á.

Sau khi xong công việc, mình đã mua trên mạng một chuyến du lịch trong ngày xuống Cork City, thành phố toạ lạc miền nam Ireland với khoảng 3 giờ đi xe ôtô. Hiển nhiên đường xá của họ ngăn nắp, an toàn và sạch sẽ tuy nhiên họ cũng chỉ giới hạn tốc độ chạy từ 80 – 120km/h. Trong khi ở Đức anh em có thể chạy lên đến 200km/h với tầm nhìn xa vài km.

Đang tải a1-18.jpg…
Cork City là thành phố nhỏ, đậm chất “thị trấn” của châu Âu từ phố xá, cách bài trí của các hàng quán và chỉ tầm 9 giờ tối phố phường đã vắng. Nguồn ảnh: engineersjournal.ie​

Có người nói vui rằng, ở đâu mà cảnh sát chẳng cần mang súng, ấy chính là Ireland.

Trong một lần thuê xe đi chơi, mình cùng một anh đồng nghiệp đã “vượt biên” từ Dublin của Cộng Hoà Ireland sang Bắc Ireland (thuộc UK), mất tầm 80km và đến thủ đô Belfast của Bắc Ireland vào một ngày mưa lất phất đúng chất xứ sở sương mù.

Belfast còn yên ả hơn cả Dublin. Điều đặc biệt nhất ở Belfast, đây chính là nơi đã xuất xưởng con tàu tuyệt mệnh Titanic và di chuyển sang cảng Liverpool trước khi khởi hành mãi không trở về.

Đang tải RoyalAvenueBelfast.jpg…
Đại lộ Hoàng Gia ở Belfast. Nguồn ảnh: Wikipedia​

Sang UK, hiển nhiên anh em phải có visa khác, may mắn là bọn mình không trạm mặt anh cảnh sát nào và người Ireland nói với mình rằng chẳng may bị hỏi thì giải trình với cảnh sát rằng chỉ du lịch một lát rồi về thì họ cũng chẳng làm khó du khách. Vì là chuyến công tác nên mình được cơ quan hỗ trợ về khâu visa với thư mời từ công ty nên không gặp khó khăn gì.

Điều đặc biệt nhất ở Ireland chính là các toà lâu đài, toà tháp được xây toàn bộ bằng đá hộc theo hình các quân cờ, đặc biệt là hình dáng quân xa luân (quân xe) trên bàn cờ vua. Các công trình này được gọi bằng tên gọi là Castle. Ở Dublin thì có Dublin Castle, dọc đường về Cork City tôi bắt gặp hàng loạt từ Blarney Castle cho đến các Castle bỏ hoang nhiều năm.

Đang tải x0907-Dub-Castle.jpg.pagespeed.ic.MwLQg4DKmO.jpg…
Vài km lại có một castle, chúng nhiều đến mức không kịp đặt tên. Ảnh này là Dublin Castle. Nguồn ảnh: findingtheuniverse.com

Đang tải 1496332_666640240033748_1105408185_o.jpg…
Còn đây là một castle mình chụp lại trên đường đi từ Dublin xuống Cork City​

Từ 2012 đến 2015, hàng năm Ireland đều viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam 11 triệu Euro. Hiện chỉ có vài chục du học sinh Việt Nam tại Ireland.

Thông tin thêm về đất nước Ireland
Đảo quốc Ireland bị chia cách về mặt chính trị thành hai quốc gia là Cộng Hoà Ireland và Bắc Ireland thuộc Vương Quốc Anh (United Kingdom) trong đó Cộng Hoà Ireland chiếm 5/6 diện tích đảo. Có một điểm hay là các tặng phẩm tại các cửa hiệu đồ lưu niệm thì luôn thể hiện trọn vẹn hình đảo quốc.

Các cửa hàng lưu niệm có giá khá mềm, chỉ vài Euro một món và đa số là các vật phẩm liên quan cỏ ba lá (biểu trưng của các Nam và Bắc Ireland), chú cừu và các vật phẩm liên quan hình ảnh của thương hiệu bia đen Guiness. Theo truyền thuyết, Thánh Patrick sử dụng cỏ bá la khi thuyết giáo ở Ireland và từ đó nó trở thành biểu tượng của đất nước này. Ở Việt Nam cũng quan niệm tặng nhau cỏ ba lá để dành cho những gì an bình, may mắn.

Đang tải 1501121_666640203367085_426347182_o.jpg…
Một tấm hình hiếm hoi mình còn lưu giữ được khi ghé thăm đất nước này. Đây cũng là một địa điểm tham quan trên đường đi từ Dublin xuống Cork City.​

Dublin là điểm đến ưa thích của các đại gia công nghệ. Những cái tên như Google, eBay, Twitter, Paypal và rất nhiều công nghệ, dược phẩm khác đều đặt văn phòng ở đây do các thuế suất của Ireland rất thấp so với UK hay các quốc gia khác. Văn phòng của các công ty này luôn được xem là tổng hành dinh ở châu Âu vì lý do đó. Ireland cũng là quốc gia xuất khẩu phần mềm đứng thứ ba trên thế giới.

Ireland là đất nước sản sinh ra rất nhiều danh nhân tài hoa. Những cái tên như Benard ShowJames Joyce, Samuel Beckett... từng đạt giải Nobel văn học và nhiều nhân vật khác được đề cử các giải Noel vật lý. Hay như Pierce Brosnan, người vào vai James Bond 007, ngoài ra có thể kể đến Michael O’Leary, đương kim CEO, người đã đưa hãng hàng không giá rẻ Ryanair từ vực thẳm trở thành một trong những hãng hàng không lớn mạnh nhất châu Âu hiện nay với những phát kiến như thu phí khách đi WC trên máy bay, bán vé “đứng” thay vì ghế ngồi, vì các chặng bay ở các nước châu Âu không quá xa, tầm 30 – 45 phút, giảm khối lượng của tạp chí trên máy bay cho đến cân nặng của phi hành đoàn để giảm phí nhiên liệu...

Nguồn: Tinhte

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn

POST ADS1

POST ADS 2