Giới thiệu Vũ Di Sơn Đại Hồng Bào - Một ngọn núi tại Phúc Kiến, Trung Quốc

VŨ DI SƠN ĐẠI HỒNG BÀO - Thủ phủ các loại trà Ô Long


Vũ Di Sơn là một ngọn núi ở tỉnh Phúc Kiến, TQ, nơi đây được xem là quê hương của của các giống trà Ô Long (oolong tea). Địa hình Phúc Kiến xa xôi, hiểm trở, tách biệt với thế giới bên ngoài, nên được mệnh danh là " vùng đất đi đày, rừng thiêng nước độc". Phúc Kiến xưa thuộc đất Mân Việt, nên ngôn ngữ của Phúc Kiến còn được gọi là tiếng Mân. Địa hình Phúc Kiến 7 phần là núi trải dài từ Tây sang Đông, phía Đông có đồng bằng. Thủ phủ của Phúc Kiến là Phúc Châu, TP cảng biển nổi tiếng xinh đẹp là Hạ Môn, Tuyền Châu là nơi Trịnh Hoà " xuất dương ", nơi người Bồ Đào Nha đặt chân lên TQ lần đầu tiên vào thế kỷ 16. Phúc Kiến là tên gọi từ đời Tống, ghép lại từ 2 thành : Phúc Châu và Kiến Châu. Phúc Kiến có khoảng gần 70 loại phương ngữ khác nhau, chiếm số được là tiếng Mân Nam , người Phúc Kiến và tiếng Phúc Kiến được phiên âm quốc tế gọi là Hokkien.

Với địa hình đồi núi dày đặc, nên đặc sản ở đây đặc biệt nhiều, nổi tiếng nhất trong số đó là giống trà Ô Long, cây bụi thấp, trà Ô Long vị đậm, đắng, nồng, hợp cái kiểu thời tiết nóng ẩm ẩm ương khắc nghiệt ở đây. Hai giống Ô Long nổi tiếng ở PK là trà "thiết quan âm "và "đại hồng bào ". Người Phương Tây Bồ Đào Nha và Hà Lan đặt chân lên PK , đặt mua những kiện hàng hoá trà đầu tiên, nên cái gọi "tea" là xuất phát từ " tek" trong tiếng Phúc Kiến. 

THÁNH ĐỊA TRÀ VŨ DI SƠN 


Vũ Di Sơn là ngọn núi cao nhất ở PK, đồng thời là một trong những ngọn núi cao nhất vùng phía Đông của TQ. Ngọn núi này được hình thành từ sự vận động địa chất núi lửa mấy triệu năm trước. Địa chất ở Vũ Di Sơn hiểm trở, tách biệt với thế giới bên ngoài, khó khăn đi lại, nhưng thời tiết quanh năm mát mẻ, đất đai màu mỡ nhờ tro núi lửa, nhưng cũng khá khó canh tác khi có đầy đá nham thạch núi lửa. Nhờ vị trí tuyệt vời này mà Vũ Di Sơn trở thành " thánh địa trà" của TQ. Nơi đây cũng là khu bảo tồn cấp quốc gia về nuôi trồng, bảo tồn giống, sản xuất trà Ô Long của TQ. Bonus thêm là Đà Lạt VN cũng trồng Trà Ô Long, và 70% là xuất đi ĐL, người ĐL thì 70% là người PK. Hiện tại trên thế giới, thị trường trà Ô Long đang tăng trưởng rất cao, Ô Long là loại trà phổ biến nhất TG, nguyên nhân, một là vị đậm của nó, hai là dễ trồng nhất, ba là trà sữa trân châu, bốn nó là loại TQ mà người phương Tây uống đầu tiên. 

TRÀ ĐẠI HỒNG BÀO- VŨ DI SƠN 


Trên Vũ Di Sơn, loại trà hiếm nhất, đắt nhất, quý nhất là Đại Hồng Bào. Tương truyền, đời Minh, có một vị cử nhân lên kinh ứng thí, đi ngang qua đây đã cảm thụ được vẻ đẹp của Vũ Di Sơn nên đã ở lại thưởng ngoạn cảnh đẹp. Thí sinh trong lúc du sơn đã bị trúng thực, bị tiêu chảy một ngày một đêm, dân làng đã cõng anh ta lên gặp một vị hoà thượng, vị hoà thượng dùng trà để nấu nước cho anh ta uống, thuốc thang chữa trị điều dưỡng cho anh ta. Sau khi hết bệnh, anh ta ở lại cùng vị hoà thượng để đàm đạo. Khi hết một tháng thì lên đường, trước lúc từ biệt, vị hoà thượng tặng thí sinh một tay nải đựng trà. Nhờ loại trà này, anh ta vượt qua được kỳ ứng thí ở kinh thành và được phong Trạng Nguyên. Trên đường về quê vinh quy bái tổ, anh ta về lại Vũ Di Sơn để bái tạ, đặt áo bào đỏ lên cây trà và đặt cho nó cái tên Đại Hồng Bào, sau này anh ta có viết thư tiến cử Đại Hồng Bào lên hoàng đế, khiến cho nó trở thành một cống trà.

Ở TQ, có ba loại đặc sản nổi tiếng làm quà tặng mà chưa chắn dùng tiền có thể mua được, đơn giản vì nó quá hiếm. Thứ nhất là Rượu Mao Đài, thứ hai là Thuốc lá Đại Gấu trúc, tiểu gấu trúc. Thứ ba là trà Đại Hồng Bào ở Vũ Di Sơn. Thứ nhất rượu Mao đài từ làng mao đài, tỉnh quý châu ,loại rượu chỉ có lãnh đạo cấp quốc gia được uống, đắt nhất là loại mao đài được ủ trên 20 năm. Thuốc lá gấu trúc là loại phúc lợi cấp riêng cho giới lãnh đạo, quan chức chính phủ, mỗi người một năm chỉ có một cây thuốc, cho đến tối đa mười cây một năm cho giới cựu lão niên giải phóng quân, cho nên bên ngoài không bán. Thứ ba, Trà đại hồng bào Vũ di Sơn, sở dĩ nó đắt và hiếm vì hiện tại sau một thời gian khai thác bất chấp thì nó chỉ còn 4 bụi cây trà, mỗi năm thu hoạch chỉ tầm 500 g, giá đắt ngang với vàng, cả nghìn đô cho 100g. Hiện tại nó nằm trong top được bảo tồn. Sản phẩm thương mại hoá trên thị trường là hậu duệ cây con được cấy ghép lai giống với cây trà gốc ( cây trà cổ nguyên gen), được trồng công nghiệp trong khu bảo tồn cây trà giống (công nghệ sinh học, xanh, sạch), tuy nhiên điều này cũng không khiến giá trà Đại Hồng Bào hạ nhiệt. 

THIẾT QUAN ÂM

truyền thuyết về "thiết quan âm " thì đơn giản hơn một chút, tương truyền có một vị thương nhân về hưu đã mua lại một vườn trà, một ngày nọ, mưa gió sấm chớp đã sét đánh vào một ngôi miếu hoang trên núi, vị thương nhân này cùng gia đinh lên tới nơi tìm hiểu thì thấy trong miếu hoang có một tượng Phật Quan Âm bằng thiết. Ông ta bỏ tiền ra tu bổ miếu, mời tăng nhân về toạ trấn và cung phụng hương khói. Ông ta cũng bỏ tiền mua những khu đất xung quanh ( núi đồi) xung quanh miếu để trồng trà, dùng một phần huê lợi hàng năm để cúng dường, mở đường, đào giếng, … làm từ thiện rất nhiều. Trong vòng mười năm,vườn trà của ông ta có thu hoạch tốt, trà ngon bán được giá tốt, và loại trà đó sau này được gọi là trà thiết quan âm. 

BONUS: TẢN MẠN VỀ THI CỬ NHO GIÁO 


Thí sinh ngày xưa khi lên kinh ứng thí, thường xuất phát trước cả năm, vì đường xá xa xôi, gian nan, nên thí sinh đi ứng thí tương đương với việc làm " phượt thủ " tham quan thưởng lãm danh lam thắng cảnh trên đường đi thi, khi tới kinh thành thì kịp làm quen vài tháng với thổ nhưỡng, thời tiết, phong tục tập quán, ẩm thực… trước khi bước vào trường thi ( khỏi bỡ ngỡ). Quá trình du ngoạn cũng giúp họ tích cóp thêm tri thức thực địa để làm bài thi.

Thi Hội diễn ra vào cuối tháng Giêng âm lịch, thành Bắc Kinh lúc đó là âm 30 độ C rét lạnh, thí sinh phải ở trong một nơi là một " chòi " phòng thi làm từ 4 tấm ván gỗ ghép lại, có một cái nóc che nắng che mưa che tuyết, vào phòng thi, trừ giấy bút, không được mang theo bất kỳ thứ gì , đồ ăn nước uống thì được phát, thường tới tay thí sinh thì đều nguội lạnh, áo thì mặc năm lớp áo, chăn mền được phát thì mỏng, có một tấm ván vừa làm bàn thi vừa được làm giường ngủ . Họ bị nhốt trong phòng 9 ngày đêm, đi vệ sinh (đại tien )thì gõ cửa nhờ sai dịch dẫn đi, trong phòng thi có bô để tiểu tiện. Thức ăn được phát mỗi ngày qua một ô cửa nhỏ, lấy xong thức ăn thì đóng cửa lại. Mỗi ba ngày thì sai dịch sẽ lấy ống quyển đựng bài thi của thí sinh đi và phát đề bài mới. Hết giấy, bút, mực, nước uống nóng … thì phải nhờ sai dịch, do đó đi thi cầm theo bạc vụn và ngân lượng. 

Ngày đầu tiên vào trường thi thì bị lục soát hết hành lý, cởi hết y phục , xoã hết tóc, há miệng… cho sai dịch kiểm tra đề phòng gian lận, trường thi hội có khoảng mấy nghìn thí sinh, thủ tục vô trường thi thường mất một ngày một đêm, từ tờ mờ sáng 4-5 giờ đến nửa đêm đôi khi mới xong. Thi xong 9 ngày thì cũng chờ tất cả thí sinh nộp hết bài thi, giám khảo cho phép, mới lần lượt từng người một ra ngoài trường thi. Trong lúc thi cử tuyệt đối không được làm ồn ào, cho dù trường thi có người gặp nạn ( rắn , rết cắn) có thấy qua cũng kh được kêu la, chỉ kêu sai dịch. Có xảy ra cháy nổ hoả hoạn, lỡ rớt nến cháy bài thi, mưa tuyết thấm ướt bài thi thì cũng không được khóc bù lu bù loa. Lắm lúc thi cử căng thẳng, tố chất tâm lý kém, thí sinh có thể phát điên bất cứ lúc nào, hoặc thân thể sức khỏe kém, gặp phong hàn… vẫn phải giã từ trường thi. 

Qua được ải thi cử, tới tay giám khảo cũng trăm cay nghìn đắng, đầu tiên là xoát chữ, trường thi thuê người của Quốc Tử Giám và quan viên cấp thấp của Hàn Lâm Viện " vạch lá tìm sâu để tìm lỗi " kỵ huý", sai chính tả, viết chữ xấu, bôi xoá nhiều, thiếu số lượng chữ, viết làm giấy thi bị dơ… Thứ hai, những bài hợp cách sẽ tới tay 20 vị giám khảo chấm văn chương, thi từ, luận văn. Qua vòng ba sẽ tới tay 10 vị giám khảo cao nhất được chỉ định bởi triều đình, được 7/10 vị duyệt bài thì mới gọi là tạm thi đỗ. Họ chọn ra 10 người xuất sắc nhất để trình lên hoàng thượng. Kết thúc thi Hội là tới thi Đình, thi Đình là vào hoàng cung đại nội tại sân Hàn Lâm Viện thi, vô được vòng này xem như thi đỗ , gọi là Cống sĩ. Thi Đình không có xét thi rớt, đỗ thi Hội, bệnh không thi Đình được thì ba năm sau thi Đình lại, không cần trải qua thi Hội. Người rớt thi hội vẫn được quyền lợi vào Quốc Tử Giám học ba năm, hoặc xuống địa phương làm quan từ bát phẩm/ thất phẩm, thăng tiến hơi vất vả, có người làm huyện lệnh 20 năm mới được thăng cấp. 

Thi Đình xem như một kỳ thi để phân cấp phong quan được tổ chức trước mặt hoàng đế. Kết quả thi đình gọi là tam giáp. Nhất giám: trạng nguyên, thám hoa, bảng nhãn, gọi là hoàng giáp tiến sĩ. Nhị giáp, đứng đầu là truyền lư, lấy khoảng 50-100 người, gọi là " xuất thân tiến sĩ ". Tam giáp là những người còn lại, gọi là " đồng tiến sĩ ". Sau khi công bố kết quả, thì 3 ngày sau làm lễ diễu hành trên phố, các Tân tiến sĩ đã mặc trang phục đỏ, đội mũ có trâm hoa đỏ, áo có hoa lụa đỏ thắt trước ngực, cưỡi ngựa diễu hành trên phố. Sau đó vài tuần, trừ nhất giáp, nhị giáp và tam giáp sẽ tham gia thi tuyển cử của hàn lâm viện để sắp xếp đơn vị công tác. Đứng đầu 30 người được xếp vào Hàn Lâm Viện để học học quan ba năm, phong thất phẩm hàm lâm viện sĩ bien tu, được 6 vị Thượng Thư đứng đầu Lục Bộ bảo kê, kế tiếp 60 người sẽ được tiến thẳng Lục Bộ phong quan làm việc từ cấp thấp nhất là Thị Lang tòng thất phẩm . Những người còn lại sẽ phân về các địa phương. Trừ Trạng Nguyên thi xong trực tiếp được phong lục phẩm biên tu, những người khác được phong thất phẩm và tòng thất phẩm. 

Các tân tiến sĩ sẽ được triều đình thưởng cho vài nghìn lượng bạc và được cho nghỉ phép ba tháng về quê vinh quy bái tổ. Khi về tới quê nhà sẽ được địa phương tặng thưởng thêm, đặc biệt có bia tiến sĩ và cổng bài phường ghi danh vị Tiến sĩ. Người Tiến sĩ sẽ được miễn thuế mấy nghìn mẫu ruộng, miễn thuế thân cho toàn tộc, con cháu anh em trực hệ được miễn lao dịch, được quyền lợi "ân ấm" tiến cử đi học và làm quan. Có thể nói đỗ tiến sĩ là một người làm quan cả họ được nhờ, một người đắc đạo gà chó thăng thiên. 

Trung Hoa rộng lớn như thế, sĩ tử lên đến hàng vạn người, mười năm khổ học đèn sách, thi cử như thiên quân vạn mã qua cầu độc mộc, phải trải qua bao nhiêu mới thi đỗ Tiến sĩ, mới đỗ đầu làm Trạng Nguyên. Thi đỗ tiến sĩ là con đường duy nhất khiến một người bình dân áo vải gia nhập sĩ đồ làm quan, làm rạng rỡ tông môn, thay đổi gia môn ngạch cửa ( cao hơn và nhiều bậc hơn nhà bình dân). 

Từ tú tài ( huyện thí, phủ thí, viện thí), tới cử nhân ( thi hương), thi hội , thi đình, mỗi ba năm tổ chức thi một lần, đời người có bao nhiêu lần ba năm, có người tuổi trẻ thiếu niên thành danh, có người đồng tóc bạc phơ, con đàn cháu đống vẫn còn là một lão đồng sinh ( thiếu thi đỗ viện thí, đỗ viện thí mới là Tú tài). Người ta thường nói " nghèo tú tài, phú cử nhân ", hoặc câu " huyện lệnh phá gia, quan phủ diệt tộc" ( nói về quyền lực của người làm quan, huyện lệnh cao nhất hại người ta tan cửa nát nhà, nhưng quan phủ có thể khiến một gia tộc diệt vong). Trong lịch sử có bao nhiêu danh nhân mặc khách cũng lận đận đường thi cử, cho nên mới gọi là " học tài thi mệnh"!!!

Sưu tầm từ bạn Nguyễn Minh Trang Nguyễn

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn

POST ADS1

POST ADS 2