Trong nhiều câu chuyện ngoài luồng trước đây được các admin Khochat yêu thích và sưu tầm, đồng hồ là thứ nhiều thành viên trong team yêu thích nhất đứng sau xe máy. Trong bài này thì team sẽ chia sẻ thêm về chiếc Rolex Comex, một chiếc đồng hồ bí ẩn nhất trong lịch sử đồng hồ vì các câu chuyện không rõ ràng cùng nhiều tài liệu hoàn toàn không được công bố trong nhiều thuyết âm mưu. Hi vọng sẽ giúp bạn vui vẻ và thêm yêu thích dòng đồng hồ này hơn nhé!
Lưu ý: Đây là 1 bài viết dài, bạn hãy cân nhắc dành thời gian để đọc và thảo luận.
Câu chuyện về chiếc Rolex COMEX bắt đầu khi 1 người bạn trong nhóm của admin Khochat tại Mỹ trong 1 lần đi đến 1 khu chợ địa phương thì thấy một quầy bán đồ cổ có 1 chiếc đồng hồ lạ: Rolex Comex 12 16600 và đây là câu chuyện xoay quanh việc xác định nó CÓ PHẢI HÀNG GIẢ hay không bắt đầu! (Trước đó trong lịch sử anh ấy đã từng cầm 1 chiếc Rolex 5513 5514 nên có thể ngờ ngợ)
Một phiên bản Rolex Comex Submariner giai đoạn 1968 - 1980 khá phổ biến với nguyên mẫu 5513 không có mặt hiển thị ngày phổ biến và thường bị làm nhái - với thiết kế chữ số 6 đặc trưng giai đoạn đầu thiết kế (Nguồn Chrono24)
Tất nhiên với việc đánh giá cảm quan bên ngoài về chữ khắc và thiết kế, người mua (là 1 người bạn trong team) cũng không hi vọng gì đó là 1 phiên bản Rolex Rep chuẩn 80% chứ đừng nói đến là Rolex nguyên bản hay bản Special khác. Đơn giản anh ấy mua lại như 1 món quà lưu niệm cho 1 ngày đi dạo khu chợ địa phương thôi.
Ngoài ra với việc tìm hiểu về các dòng Rolex cổ thì người chơi Rolex không lạ gì các thương hiệu đặc biệt được "special order" như Rolex Comex, Rolex MilSub, Rolex GTG, Rolex Hermes, Rolex PAN AM Daytona, Rolex Red “Oman” Daytona Cosmograph, Rolex “Qaboos”, Rolex Green "Oman"...và việc làm nhái các dòng Rolex Vintage để tăng giá trị sưu tầm cũng không khiến anh ấy nghĩ gì khi mua. Đơn giản vì chiếc đồng hồ vẫn chạy giữa những chiếc đồng hồ cơ khác (đã đứng im) là cái khiến anh ấy chú ý và quyết định mua làm kỉ niệm.
Tất nhiên bài viết này sẽ chia sẻ thêm về Rolex Comex 12, 1 câu chuyện khác về mối quan hệ giữa Rolex - Comex - và STEWARP LOUIR CO. (1 đơn vị chuyên gia công đồng hồ công nghiệp cho Rolex) hi vọng sẽ có nhiều thông tin hữu ích dành cho bạn.
Lưu ý: Bài viết được dựa trên nhiều nguồn thông tin không cung cấp cho báo chí, các sự kiện trong bài viết khó khăn để tìm hiểu do khía cạnh lịch sử và công nghệ. Chúng tôi cũng không buôn bán trao đổi các loại đồng hồ mà chỉ muốn chia sẻ về giá trị lịch sử của 1 sản phẩm Rolex trong khả năng yêu thích của mình.
Do đó nếu bạn đang mua (hoặc có ý định mua) 1 sản phẩm như Rolex Comex 12, hãy tham khảo bài viết và quyết định hay không là do bạn. Đơn giản vì Rolex không xác nhận hay chia sẻ bất cứ thông tin nào về việc ra sản phẩm kỉ niệm Rolex Comex 12 này. Các thông tin được chia sẻ và tìm hiểu bởi những diễn đàn yêu thích Rolex cổ, hi vọng nếu bạn có đang sở hữu 1 chiếc Rolex Comex đặc biệt hơn - đừng ngại chia sẻ câu chuyện của nó nhé!
1. Nguồn gốc Rolex Comex 12: THẬT hay GIẢ
Vào những năm cuối thập niên 60 - đầu thập niên 70, với chiến lược kinh doanh của mình hướng dần đến trở thành thương hiệu xa xỉ. Rolex lần lượt liên kết với nhiều đơn vị uy tín trong nghành đề mở rộng nhiều hướng từ Hàng Không (PAN AM), Quân sự (OMAN - GTG), Lặn chuyên nghiệp cho tới tăng nhận diện hình ảnh trong các bộ phim...chiếc Rolex Comex là đứa con xuất phát từ việc liên kết giữa Rolex và công ty lặn Comex.
Một phiên bản Rolex Submariner do Rolex gia công trực tiếp vào giai đoạn 1970-1982 với mặt số phát quang từ Tritium (Nguồn: Sưu tầm)
Việc bắt tay nghiên cứu nhằm tạo ra những sản phẩm Rolex cao cấp hơn trên nền tảng vỏ sò Oyster Perpetual có thể chịu được áp suất cao hơn và khắc nghiệt hơn. Tất nhiên Rolex Submariner, Rolex Sea-Dweller, Rolex DeepSea là những thành tựu của việc kết hợp này.
Nói về Rolex Comex "chính hãng" (do Rolex công nhận), đây là những mẫu đồng hồ được chính Rolex gia công - chế tạo và thiết kế đặc biệt cho những chuyến hành trình khám phá đại dương của Comex, nhiều cột mốc quan trọng đã được ghi nhận như Rolex Comex có thể đạt đến ngưỡng 12.000ft trong chuyến thám hiểm vực Mariana, van thoát khí Heli đặc biệt (Gas Escape Valve) tự động đảm bảo hoạt động ổn định khi rời khỏi nơi có áp suất cao... đều là những thiết kế đáng tự hào trong gần 40 năm hoạt động cùng nhau (1961 - 1997)
Cho đến năm 1992, việc Comex được mua lại bởi Stolt Nielsen đã khiến lịch sử có nhiều thay đổi nhỏ. Việc sáp nhập này khởi đầu từ những năm 1986 - 1988 và 1992 chính thức kết thúc. Và trong buổi lễ kí kết, theo thông tin không chính thức đã có khoảng 30 chiếc Rolex Comex được chế tạo đặc biệt mang số 12 ở mặt lưng đã được tặng cho các đối tác quan trọng.
Về Stolt Nielsen (Acergy S.A. chủ của Stolt and Subsea 7, Inc), sau này là thương hiệu đồng hồ lặn giá rẻ Divex đã có nhiều thỏa thuận quan trọng để sử dụng những thiết kế cơ bản này cho đến những năm sau giai đoạn 1997.
Đồng hồ DIVEX - một thương hiệu của Stolt Nielsen - thương hiệu đã mua lại Comex năm 1992 (ra đời những năm 1980)
Chiếc Rolex COMEX 12 có gì đặc biệt?
Theo đơn hàng được chính thức đề xuất cuối năm 1985 - khi dự án Comex Mariana chính thức có kết quả - Comex và Rolex đã có đơn hàng cho 1 mẫu đồng hồ đặc biệt kỉ niệm cho giai đoạn này từ những năm 1986. Những chiếc đồng hồ "special order" này lần đầu tiên được gia công bên ngoài dựa vào những thỏa thuận bản quyền do Rolex Thụy Sĩ - Comex cung cấp có thời gian 14 năm (thời gian tiêu chuẩn của 1 bản quyền tại Thụy Sĩ - Brevet Patent - Patent of Fourteen Year - POFY)
Chiếc Rolex Comex phiên bản kỷ niệm 12 năm được đặt hàng nguyên mẫu như sau:
- Kỉ niệm 12 năm thành công của dự án cải tiến nguyên mẫu Sea Dweller giữa Rolex và Comex
- Có Logo Rolex và Logo Comex trên mặt số
- Thiết kế Case nguyên mẫu dựa theo bản Sea Dweller
- Vẫn mang tính biểu tượng của Rolex để tăng giá trị (tương tự sự kết hợp giữa Omega x Swatch 2022 sau này)
...
Trong nhiều cuộc họp diễn ra sau đó vài lần kể từ khi khởi động dự án Rolex Comex 12, Rolex đã lần đầu tiên đặt hàng gia công sản phẩm của mình bên ngoài, chính xác là 1 công ty thuộc STEWARP LOUIR CO. (Chi nhánh Paris - sau năm 1992 chuyên gia công cho Patek và Rolex Hermes thời gian trước) để sản xuất hoàn toàn các đơn đặt hàng phiên bản thương mại này do muốn tìm hướng mở rộng kinh doanh như Omega (đây là giai đoạn Rolex mất đơn hàng đồng hồ quân sự về tay Omega)
Đến cuối năm 1990, những chiếc Rolex Comex đầu tiên đã bắt đầu được chuyển dần đến kho của Comex.
Chiếc "special order" Rolex Comex 12 là gì?
Trong lễ ký kết, thông tin về chiếc Rolex Comex 12 đặc biệt cũng được chia sẻ với khách mời, vì là 1 buổi lễ ký kết nhỏ, rất ít thông tin được lộ ra ngoài thời bấy giờ nhưng cũng đủ để những fan Rolex săn đón những chiếc Rolex Comex 12 đặc biệt.
Cấu tạo Rolex Comex 12 "special order" có gì khác biệt?
+ Sản phẩm đầu tiên được Rolex gia công hoàn thiện bên ngoài với thiết kế nguyên bản Rolex Sea Dweller 16600 năm 1980 với van thoát khí Heli đánh dấu việc kết hợp Rolex - Comex
Thiết kế tham chiếu sau cùng của Rolex Submariner trong giai đoạn cuối cùng khi bắt đầu ra mắt những phiên bản tiếp theo
Rolex Comex 12 với Valve thoát khí Heli đặc trưng trong thiết kế được giữ nguyên mẫu từ bản gốc 1980. Đây cũng là điểm khác biệt với một số bản sau này
1 valve thoát khí Heli khác để bạn tham khảo
+ Sử dụng nguyên mẫu máy Rolex Calibre 1575 nguyên bản không có tính năng Hack Minutes (hack feature) do vấn đề gia công và bản quyền.
+ Giữ nguyên thiết kế vòng Bezel 1 chiều với cấu trúc Plexiglass Super Dome nổi tiếng do chính Rolex gia công và vận chuyển tới
+ Vẫn có thấu kính Plexiglas Cyclops độc quyền từ Rolex tăng độ phóng đại và mang tính biểu tượng công nghệ
Các loại kính Dome phổ biến trên các dòng Rolex cổ, các dòng về sau những năm 1993 trở đi thông thường sẽ là kính sapphire phẳng (tên cũ là mặt kính Acrylic)
+ Sử dụng phản quang cọc số bằng Tritium với 2 màu đặc biệt XANH cho cọc số và VÀNG cho kim giờ phút giây: Đây là điểm đặc biệt nhất của phiên bản đồng hồ này vì có 2 màu phát quang đặc biệt khác nhau, tất nhiên cũng có chữ SWISS - T<25 bên dưới chỗ 6 giờ. (Trong giới săn đồng hồ cổ, 1 số bạn gọi đây là bản Rolex "Gold Comex", Rolex "Gold Treasure" hay Rolex "Gold Hidden"cũng do đặc tính 2 màu này)
Màu phát quang đặc biệt 2 màu duy nhất chỉ có trên phiên bản Rolex Comex 12 - một đặc điểm khó làm nhái độc quyền đến từ chính Montres Solex SA
Những lý do khiến Rolex Comex 12 có giá trị thấp hơn các phiên bản khác?
Như đã nói ở trên, bản chất Rolex Comex 12 thực ra là 1 món quà lưu niệm, không phải do chính Rolex gia công và sản xuất. Chính vì thế giá trị của Rolex Comex 12 dường như không được nhiều người nghiên cứu nhắc tới và cũng không được chính Rolex xác nhận như các bản Rolex Comex thông thường.
Một số lý do Rolex Comex 12 có giá trị thấp hơn như:
+ Không tặng kèm dây Flip Block hoặc dây NATO thay thế: Nhiều nguyên nhân có thể do giới hạn giá trị đơn hàng, khâu vận chuyển từ Thụy Sĩ đến Pháp những năm 1990 có thể có vấn đề nhưng nhiều giả thuyết vấn tin rằng đây là chủ ý từ phía Rolex nhằm cắt giảm chi phí theo đơn hàng. Tuy không rõ lý do nhưng việc thiếu bộ dây "kim loại" Flip Block có thể mở rộng 2 nấc đặc biệt đã khiến nhiều người có thể thất vọng khi nhận được món quà này.
+ Các bản khắc chữ Rolex Comex 12 được thêm vào phút chót ở mặt lưng với công nghệ gia công cực kì kém: Nguyên nhân đến từ Rolex với chất liệu 904L quá cứng tại thời điểm 1986-1990. Vào thời điểm đó, STEWARP LOUIR CO. với hệ thống dây chuyển sản xuất của mình không thể gia công nổi những chiếc vỏ bằng chất liệu thép SS 904L độc quyền từ Rolex SA. Chính vì không được gia công từ chính Rolex, mặt lưng của Rolex Comex 12 như 1 bằng chứng cho thấy kĩ nghệ gia công của Thụy Sĩ lúc bấy giờ đã cao hơn rất nhiều so với nhiều nơi trên thế giới.
+ Chữ khắc khó hiểu và lầm tưởng đến hàng nhái: Rolex nổi tiếng vì bộ vỏ Sea Dweller có thể chịu được áp suất cao, do đó để tránh việc thiết kế bị lộ, Rolex đã để 2 dòng chữ cực kì khó hiểu trên thành máy hướng 12 giờ và 6 giờ là STAINLESS STE và OG POFY DESN, hoàn toàn vô nghĩa và sai chính tả! Đến 2002, trong 1 số bài phỏng vấn được chia sẻ và nhiều câu chuyện về mối quan hệ cũ, ý nghĩa 2 dòng chữ trên mới dần được tiết lộ là:
+ STAINLESS STE = STAINLESS STEWARP LOUIR CO = Chất liệu thép do công ty STEWARP LOUIR CO gia công cho Rolex và chữ STE chính là viết tắt của tên công ty.
+ OG POFY DESN = ORIGINAL PATENT OF FOURTEEN YEARS DESIGN = Dựa trên thiết kế gốc đã đăng ký bản quyền 14 năm, nguyên nhân là thời điểm đó, Thụy Sĩ chỉ cho phép cấp phép thương hiệu 14 năm / 1 lần.
Đây không phải lần đầu ROLEX sử dụng cụm từ khó hiểu này, có nhiều phiên bản được Rolex thuê gia công đôi khi cũng để chữ BREVET+ hoặc REGISTED DESN hoặc OG ROLEX DESN tùy theo đơn vị mà Rolex liên kết.
Một số mẫu Rolex có kí hiệu Brevet, Brevet+ hoặc dấu chữ + đại diện, bạn có thể tham khảo thêm (Nguồn RPR)
+ Mặt đồng hồ và lịch không theo chuẩn ROLEX: Với việc đặt hàng đơn vị ngoài gia công bộ máy Rolex Calibre 1575 từ những năm 1975-1980, có thể nói đây là bộ máy Rolex kém hiện đại nhất ở thời điểm giới thiệu là năm 1992. Lúc đó kể cả ở những mẫu đồng hồ trung cấp khác hoặc 1 số đồng hồ đến từ Nga - Nhái Trung Quốc dùng máy ETA, khách hàng đều quá quen với việc KIM GIÂY DỪNG (Hack Minutes) khi chỉnh giờ hoặc lên cót.
Do đó việc được tặng 1 chiếc đồng hồ mà kim giây không có Hack Feature thực sự "kém" ở thời điểm 1992. Nhưng đó cũng là 1 điểm đặc biệt để nhận ra chúng và khó bị làm giả nhất ở thời điểm sau này.
+ Sai chính tả ở bản khắc mặt lưng chữ GAS ESCAPE VALUE: Với giới thợ lặn lúc bấy giờ, việc Rolex với van (Valve) thoát khí Heli là điểm nổi bật nhất, nhưng chữ Valve đã bị sai thành Value ở bản cuối cùng khiến nhiều người lầm tưởng đây là 1 phiên bản nhái Rolex khi được tặng. Giải thích cho dòng chữ GAS ESCAPE VALUE, Rolex có chia sẻ đây là 1 cách chơi chữ với hàm ý Van thoát khí Heli trên những bản thương mại - quà tặng này chỉ mang ý tượng trưng (VALUE) chứ không phải là van thoát khí Heli (Valve) được thiết kế cho việc lặn biển. Ngoài ra với những ai am hiểu môn lặn biển, 2000ft cũng được đổi thành 600m thay vì 610m như ở các bản Sea Dweller bản thương mại cũng là ý đồ Rolex gửi đến người dùng.
Dòng chữ đặc biệt "GAS ESCAPE VALUE" được viết sai ý nghĩa so với nguyên bản gốc VALVE chỉ có trên bản Rolex Comex 12 (Nguồn: Rare Rolex Comex 12 Real)
+ Lịch xấu, thiết kế Bezel lỏng lẻo: Trái ngược với các phiên bản gốc do chính Rolex sản xuất, bộ máy Rolex Calibre 1575 và Case POFY 16600 được Rolex đưa bản quyền cho đối tác gia công tại Pháp hoàn toàn nhiều "sạn". Lịch số do khác nhau về Font của 2 quốc gia, công nghệ gia công khác nhau giữa Thụy Sĩ thời bấy giờ cũng khiến chiếc Rolex Comex 12 gần như độc quyền nhất thời điểm đó về độ "xấu". Tuy nhiên rất may mắn là mặt kính Plexiglass Super Dome (mặt kính siêu lồi) và thấu kính Plexiglas Cyclops vẫn được Rolex SA gửi qua trong giai đoạn cuối gia công cũng an ủi phần nào cho những fan Rolex cổ.
Mặt đồng hồ đặc trưng thời gian trước năm 1991-1992 với mặt đồng hồ Dome, điểm khác biệt nhỏ nhiều Fan yêu thích Rolex Comex "không ai không biết"
1 bản Rolex Comex 12 fake (fake chứ không phải Replica) với mã 1665 với chất lượng thép mềm hơn, vòng bezel nhìn rõ cũng mòn hơn và dễ đánh bóng, mặt đồng hồ lại là dạng phẳng Sapphire ra đời sau năm 1992-1993 chứ không phải Dome cầu Acrylic như nguyên bản (Nguồn: DRSD)
+ Không có tên phiên bản tham chiếu Rolex trên mặt đồng hồ: Khác biệt nhất giữa phiên bản Rolex Comex 12 "special order" này là không có mã tham chiếu Sea Dweller hay Submariner trên mặt đồng hồ tương tự Rolex Pan Am ở thời điểm đó (không có chữ Daytona trên mặt).
+ Dùng chung mã Serial P863698 tham chiếu cho toàn bộ đơn hàng: Tương tự như 1 số bản thương mại khác từng xuất hiện với mã W như Rolex Milsub. Rolex Comex 12 sử dụng chung 1 mã Serial P863698 cho toàn bộ khung máy cho các sản phẩm gia công ở các đơn vị bên ngoài. Ý nghĩa của dãy số được dự đoán là P86 là thời điểm kí kết bản quyền chung là năm 1986, 3698 là Model tham chiếu của Rolex về 1 dòng sản phẩm có kích cỡ khung 36mm đi kèm với khung hiển thị ngày.
Rolex Comex 12 đáng giá bao nhiêu?
Từ 15.000 USD trên thị trường Rolex cổ (Năm 2020)
Với giá trị hợp đồng không được tiết lộ, kể cả phía đơn vị gia công cũng không lên tiếng, rất tiếc những chiếc Rolex Comex 12 cổ này hoàn toàn khó để định giá bán. Tuy nhiên với giá trị thị trường của Rolex vào thời điểm 1992 và chiếc Rolex Sea Dweller thương mại tại thời điểm đó (~8.500 USD năm 1992 tương đương 15.000 USD ở năm 2020), giới am hiểu đồng hồ định giá khoảng 5.000 USD cho món quà Rolex Comex 12 này ở thời điểm năm 1992 khi ra mắt.
Tính đến hiện tại, nếu may mắn bạn tìm được 1 chiếc Rolex Comex 12 nguyên bản do chính Comex tặng, trung bình sẽ khoảng 18.000 USD - 20.000 USD cho những phiên bản mà cọc số Tritium vẫn còn có thể phát sáng tốt trong bóng tối (Tritium là chất phóng xạ có chu kì bán rã trung bình 25 năm, do đó những chiếc đồng hồ được sản xuất năm 1992 thì đến khoảng 2020 đã gần như không còn phát sáng trong đêm).
Nếu được bảo dưỡng đúng cách, không đeo ra nắng nhiều hoặc vận động thường xuyên, những chiếc Rolex Comex 12 đặc biệt với 2 màu phát quang bằng Tritium sẽ trung bình có giá từ 15.000 USD - 21.000 USD trên thị trường sưu tập.
Rolex Comex 12 có bị làm giả không?
Có - gần như sản phẩm nào của Rolex đều có thể bị làm giả trên thị trường. Không chỉ Rolex Comex (bản thường) mà cả các phiên bản khác đều có. Tuy nhiên việc làm giả các dòng Rolex cổ thường ít phổ biến hơn vì lợi nhuận ít, một phần lý do khác là do sự am hiểu về các dòng Rolex từ năm 2002 trở về trước cần sự am hiểu nhiều hơn, mất thời gian hơn cũng như "đồ giả cổ" cũng gây khó khăn rất nhiều khi làm giả nguyên bản.
Mặt khác việc mất thời gian làm giả 1 phiên bản giả cổ đặc biệt nào đó cũng khó "bán" ra thị trường hơn nhiều. Ngoài ra Rolex Vintage cũng không nhiều cộng đồng người chơi, do đó mất công làm giả nhưng khó bán được giá thì tất nhiên cũng ít người làm giả hơn trên thị trường.
Phân biệt 1 chiếc Rolex Comex 12 giả ra sao?
Để phân biệt 1 chiếc Rolex Comex 12 fake bạn nên dựa vào những đặc điểm sau:
Phân biệt vỏ bên ngoài Rolex Comex 12 thật:
- Dùng phản quang Tritium: Sau năm 1998, chất liệu Luminova mới được Rolex sử dụng rộng rãi trên các mẫu đồng hồ của mình. Do đó đặc điểm nhận dạng dễ nhất của dòng Rolex Comex 12 là phản quang bằng các "giọt" Tritium màu vàng trên cọc số và kim. Nếu bạn cầm 1 chiếc Rolex Comex 12 mà có mặt số bằng phản quang "đời mới" được bao bọc bởi những viền kim loại thì hãy cân nhắc nhé
- Phát quang đặc biệt 2 màu XANH và VÀNG CAM: Theo yêu cầu của Comex thời điểm đó, Rolex đã ưu ái đùng Tritium XANH cho các cọc số và Tritium VÀNG CAM cho kim giờ - phút - giây. Tuy nhiên điểm khác biệt chỉ xuất hiện khi nhìn ban đêm, nhìn ban ngày thì đều là màu vàng.
Mặt số đặc biệt với màu vàng đặt trưng từ Tritium - sử dụng kính Super Dome và có thêm kính Plexiglas Cyclops đặc biệt theo thị trường năm 1990
Một lưu ý nữa là Rolex Comex 12 được sản xuất những năm 1990, phát quang Tritium có chu kì bán rã 25 năm tức là đến khoảng những năm 2017-2020 là đã rất yếu và không còn duy trì độ phản quang lâu khi vào trong tối (Tritium khác Luminova, bạn có thể tìm hiểu thêm trên Google nhé).
Do đó đây cũng là đặc điểm để nhận biết 1 chiếc Rolex Comex 12 có được làm giả hay không đơn giản chỉ là mang nó vào tối và theo dõi xem có mất phản quan hay không, nếu nó vẫn còn sáng hơn 1 tiếng...chia buồn bạn đang sở hữu 1 chiếc Rolex Comex đã được làm giả lại các điểm Tritium. Còn Rolex Comex 12 thật đến hiện tại cho dù có bật đèn pin rọi vô thì cũng chỉ sáng được 15-1 phút là đã tối đi rất nhiều rồi.
1 phiên bản Rolex Comex phổ biến sẽ chỉ có thể phát sáng như thế này trong đêm sau khi bạn đã rọi 1 nguồn sáng vào mặt đồng hồ (Nguồn: Hontwwatch)
Nhưng Rolex Comex 12 bản "real" sẽ có 2 màu phát quang - 1 điểm khác biệt cực kì hoàn hảo để che giấu các nhà làm giả vào phút chót
- Các điểm phát quang Tritium được đóng bằng tay theo công nghệ mạ vàng nên nhìn rất lem nhem trái ngược với các ống Tritium được bọc trên kim giờ phút giây rất hoàn hảo. Đây cũng là điểm khác biệt khiến giới làm giả thời điểm đó đau đầu trong việc chế tác vì 2 phong cách khác nhau trên mặt số và cũng khiến các fan Rolex khó chịu vì tưởng "hàng giả". Còn theo giải thích từ Rolex SA, đơn giản vì công nghệ chế tác của đối tác thời điểm đó không làm cho Rolex SA hải lòng ở công đoạn đánh bóng khi gia công hệ thống kim, nên 3 chiếc kim giờ phút giây là sản phẩm do chính Rolex SA hoàn thiện riêng và gửi đến đơn vị lắp đặt cho các sản phẩm kỉ niệm này.
Chốt lại: Hãy chú ý đến điểm Tritium trên cọc số, màu vàng Tritium ban ngày và độ phát quang ban đêm 2 màu VÀNG - CAM để phân biệt 1 chiếc Rolex Comex 12 lịch sử
- Không đi kèm dây Flip Block độc quyền từ Rolex: có thể do nguyên nhân từ giá thành ban đầu hoặc cũng có thể Rolex dự kiến đi kèm với dây NATO phổ biến vào thời điểm đó nhưng phút cuối không được sự đồng ý của Comex, nhưng chắc chắn 1 điều 1 chiếc Rolex Comex 12 sẽ không đi kèm với dây Flip Block của Rolex ở thời điểm đó.
- Mã số hướng 12 giờ: OG POFY DESN 16600 - ý nghĩa: OG POFY DESN = ORIGINAL PATENT OF FOURTEEN YEARS DESIGN = Dựa trên thiết kế gốc đã đăng ký bản quyền 14 năm. 14 năm là quy định về bản quyền thiết kế của Thụy Sĩ (Brevet Design Patent) ở thời điểm bấy giờ. Ý nghĩa là đây là mẫu thiết kế đã được Rolex đăng ký bản quyền từ năm 1980 (tức mẫu Rolex Sea Dweller do Rolex và Comex bắt tay nghiên cứu với van Heli lớn hơn chịu được áp lực cao hơn so với bản Submariner truyền thống). Nếu bạn cầm 1 phiên bản Rolex Comex 12 nhưng chữ là REGISTERED DESIGN thì chia buồn vì bạn đã "mua" nhầm 1 bản Rolex Comex giả cổ hoặc đã được làm lại.
Một xác nhận từ Rolex về những phiên bản Rolex Comex được Rolex hỗ trợ kĩ thuật khi phản hồi cho khách hàng trong quá khứ
- Mã số hướng 6 giờ: STAINLESS STE = STAINLESS STEWARP LOUIR CO = Chất liệu thép do công ty STEWARP LOUIR CO gia công cho Rolex và chữ STE chính là viết tắt của tên công ty. Nếu có chữ STAINLESS STEEL đầy đủ... rất tiếc bạn đã quay trúng ô mất lượt rồi nhé! Và cũng đừng nghĩ đến việc xóa mờ chữ nhé, vì chữ STAINLESS STE trên bản chính hãng Rolex Comex 12 rất cân giữa nhé.
- Vòng xoay Bezel ngược chiều kim đồng hồ lỏng lẻo: Được sử dụng nguyên bản từ dòng đồng hồ lặn Sea Dweller (1 bản nâng cấp từ Submariner) vòng Bezel đời đầu của Sea Dweller thực sự không chắc chắn do chỉ có thiết kế khởi điểm với 1 Click Spring duy nhất ở góc 8 giờ. Tất nhiên nếu bạn có thể tháo được vòng Bezel xoay ra để kiểm tra hãy chú ý nhé, chỉ có 1 Click Spring thôi chứ không phải cấu trúc 3 ball click và 1 spring như các đời cải tiến sau năm 1986 nữa nhé.
Lưu ý: Có tháo ra cũng lưu ý, Click Spring rất dễ rớt mất, hãy cẩn thận khi kiểm tra
- Dòng chữ OYSTERPERPETURE DATE không có khoảng cách giữa OYSTER PERPETURE DATE như các bản khác: Nguyên nhân đến từ việc Rolex không thừa nhận đây là 1 bản Rolex chính thức có cấu trúc OYSTER chống chịu độ sâu đảm bảo theo tiêu chuẩn của Rolex (vì do đơn vị thứ 3 gia công) tất nhiên tính năng lên dây tự động PERPETURE vẫn được hỗ trợ rồi. Riêng việc chữ DATE được tách ra không đều cũng có thể do Rolex cố tình như vậy để nhấn mạnh sự khác biệt so với các phiên bản Rolex Comex Sea Dweller 16600 đầu tiên khác (Phiên bản Rolex 16600 đầu tiên không có kính Plexiglas Cyclops). Do đó nếu chỉ có dòng chữ OYSTER PERPETURE,...hãy tự hiểu đi nào!
- OFFICIALITY CERTIFIED là dòng chữ đặc biệt ít ai chú ý nhất trên Rolex Comex 12, Rolex thời bấy giờ thực sự đã gài cắm rất nhiều "bẫy" vào bên trong chiếc đồng hồ thương mại của mình, và dòng chữ OFFICIALITY CERTIFIED là 1 ví dụ cao tay của hãng nhằm đánh vào việc hàng Fake hay Replica thời bấy giờ. Hầu hết 100% người dùng Rolex ngay lúc này đều sẽ đưa đồng hồ lên và nhìn vào dòng chữ OFFICIALLY CERTIFIED được in bên trên góc 6 giờ. Vâng, Rolex Comex 12 dùng từ OFFICIALITY CERTIFIED ==> Nghĩa là 1 sự chấp nhận ngầm của Rolex về chiếc đồng hồ này! Trong rất nhiều bản Rolex Comex 12 nhái trên thị trường hầu như 100% đều bỏ qua chi tiết nhỏ này, 1 sự thật phũ phàng đánh vào giới hàng giả chứ không phải Rolex sai chính tả đâu nhé!
Chữ OFFICIALLY CERTIFIED nguyên bản trên 1 chiếc Rolex Comex do chính Rolex sản xuất
1 bản Rolex Sea Dweller đời đầu nguyên bản với dòng chữ OFFICIALLY CERTIFIED cho bạn tham khảo tiếp
1 bản so sánh song song OFFICIALLY CERTIFIED để bạn thấy rõ dòng chữ
Dòng chữ OFFICIALITY CERTIFIED đã được Rolex khéo léo thay đổi trên phiên bản gia công bởi đối tác thứ ba - 1 cú twist ngọt ngào vào phút chót cho giới Rolex Giả Cổ
2 màu sắc phản quang phổ biến trong thế giới Rolex
- Chữ SWISS - T<25 không nằm cân bằng giữa như các bản khác, đây có thể là do lỗi từ phía đơn vị gia công mặt đồng hồ cho Rolex là Stern (sau này gia công cho Patek), hầu hết các phiên bản Rolex Sea Dweller trong thời gian trước 1990 - 1992 đều xảy ra vấn đề này. Do đó nếu mặt số được làm hoàn hảo với dấu gạch ngang nằm giữa mốc 6 giờ, đây có thể là 1 chiếc Rolex Comex 12 được làm giả cổ lại từ các phần thay thế của các máy Rolex 1665 đã được làm lại (và bán lại khá nhiều trên mạng)
- Không có dòng chữ SEA DWELLER hay SUBMARINER trên mặt số: Tương tự như bản PAN AM trước đó được làm riêng theo đơn hàng của hãng hàng không PAN AM (nghiên cứu ra mắt các dòng GMT MASTER). Rolex không để tên phiên bản tham chiếu lên mặt số đồng hồ trong bản Rolex Comex 12. Do đó nếu bạn nhìn thấy dòng chữ SUBMARINER hay SEA DEWELLER nhưng mặt sau là ROLEX COMEX 12, xin chia buồn cùng bạn.
Một mặt thay thế Rolex Comex phổ biến thường bán trên thị trường Rolex Vintage để thay thế các sản phẩm đã đi hư cũ
- Case Rolex Model 16600 không có 4 lỗ thông Spring: 1 điểm đặc biệt nhỏ trên Case bản Rolex Comex 12 so với các bản trước đó là lỗ tháo nhanh dây Spring. Có thể Rolex đã thay đổi để giúp việc gia công bộ vỏ tiết kiệm thời gian hơn với đối tác vì việc khoan thủng hoàn toàn xuyên qua lớp thép 904L thực sự là một thử thách tốn kém thời bấy giờ mà ngoài Rolex ra khó có đơn vị nào gia công tốt được. Do đó nếu vỏ Case Rolex Comex 12 của bạn có 4 lỗ thoát tháo nhanh Spring, chia buồn một chút với bạn. Kẻ làm giả đã không biết đến những điểm nhỏ này hoặc đã dựa trên nguyên bản 1 chiếc Submariner để làm giả mất rồi.
- Chất lượng gia công Case Back (mặt sau): Cực kì kém và lem nhem, do sự khác biệt về công nghệ gia công thép SS 904L của đối tác, việc mặt sau được gia công kém là điều dễ nhận biết ở phiên bản Rolex Comex 12 thật. Ở các phiên bản giả cổ, phiên bản nhái, do sử dụng chất liệu thép thấp hơn và mềm hơn, việc gia công hoàn hảo hơn cả phiên bản chính là điều dễ dàng thấy được bằng mắt.
Phân biệt bên trong Rolex Comex 12 thật:
Bộ máy Rolex Calibre 1575 được đặt hàng gia công với hoa văn đặc biệt được chạm khắc: Trong một số tài liệu được Rolex công bố, với những cấu tạo quan trọng như bộ máy phần lớn sẽ do đội ngũ kĩ sư của Rolex gia công trực tiếp bằng máy hoặc thủ công. Tuy nhiên với những chi tiết kém quan trọng hơn như dây đồng hồ - case back - case... có thể sẽ do các công ty con hoặc đơn vị do Rolex chuyển giao hỗ trợ. Dễ thấy nhất như ở dây đeo đồng hồ, bạn sẽ dễ dàng thấy logo Rolex với 2 chân hoa văn để ám chỉ việc gia công các thành phần ít quan trọng. Riêng bộ máy Rolex Calibre 1575 đặc biệt này sẽ có Logo Rolex với 1 chân và không có bất kì dòng thông tin 1575 như các phiên bản nguyên mẫu khác do Rolex sản xuất.
Rất nhiều sản phẩm làm nhái Rolex trong thời gian này hầu hết sử dụng máy ETA 2824-2 và được cham khắc logo Rolex, tất nhiên nếu bạn đã biết bí mật về Logo vương miện của Rolex, đừng ngại thử kiểm tra nhé.
Một bộ máy Rolex Calibre 1575 nguyên bản trên Rolex Comex 12 được Rolex đưa cho đơn vị thứ 3 sản xuất bằng bản quyền gia công với Logo Rolex 1 nhánh đặc biệt khắc trên bánh đĩa
Tham khảo mặt sau bộ máy ETA 2824 phổ biến và 1 loại máy China khác
Một bản tham chiếu khác để so sánh mặt trước
Phân biệt qua cách sử dụng Rolex Comex 12 thật:
- Sử dụng bộ máy Rolex đặc biệt trên nguyên mẫu Rolex Calibre 1575 nguyên bản không có tính năng hack feature - được tinh chỉnh lại - mặt trong được khắc Temperature - Montres Solex SA - Adjusted Geneva Swiss 26 Jewels, Kif-Ultraflex chống rung động. Đặc biệt nhất của bộ máy Rolex Calibre 1575 sử dụng trên Rolex Comex 12 là khi chỉnh giờ (nấc số 3 cuối cùng), kim giây vẫn chạy thay vì dừng lại như các loại Rolex sản xuất sau năm 1980 truyền thống.
- Chuyển ngày từ 21 giờ đến 24 giờ: Nếu ai đã từng sử dụng các mẫu Rolex thật, đều biết khi chuyển ngày, Rolex thật nhảy ngày mới ngay khi chuyển mốc giờ 23:59 (nhảy dứt khoát), tuy nhiên trên các dòng máy Rolex Calibre 1575 truyền thống, khi di chuyển qua mốc 21 giờ và đến dần 24 giờ, lịch ngày mới bắt đầu thay đổi. Do đó nếu bạn thử chỉnh giờ nhưng kim giờ dừng lại và nhảy ngày ngay khi bạn qua mốc 23:59, rất tiếc đó là 1 chiếc Rolex Comex nhái theo các phiên bản Rolex Comex giả cổ trên thị trường.
(Nếu bạn không biết phát quang 2 màu ra sao, có thể tham khảo thêm mẫu Luminox Atacama Adventurer Field Ref. XL.1767 để hiểu)
Top 25 bí mật của Rolex Comex 12 có thể bạn đã biết?
Như vậy nếu bạn đang cần nhận biết 1 chiếc Rolex Comex 12 THẬT và GIẢ, hãy dựa vào các điểm sau:
- Tritium phát sáng màu vàng nhạt trên mặt đồng hồ
- Tritium phát quang có 2 màu: Màu Xanh cho cọc số - Màu Vàng cho kim giờ phút giây
- Không có chữ Submariner hoặc Sea Dweller trên mặt đồng hồ
- Chữ Swiss - T<25 góc 6 giờ
- Dòng chữ đặc biệt OFFICIALITY CERTIFIED khác hoàn toàn với OFFICIALLY CERTIFIED nguyên bản (OFFICIALITY = formality, convention, ceremony = Mẫu lưu niệm, vật kỉ niệm trong tiếng anh)
- Chữ khắc OG POFY DESN 16600 góc 12 giờ
- Chữ khắc STAINLESS STE P863698 góc 6 giờ
- Van thoát Heli tượng trưng góc 9 giờ
- Núm xoay Triple Crown góc 3 giờ
- Chữ OYSTERPERPETURE DATE không có khoảng trắng giữa OYSTERPERPETURE
- Có chữ DATE trên mặt để biểu thị tính năng đếm ngày
- Mặt Bezel xoay 1 chiều ngược kim đồng hồ
- Kim giây vẫn chạy khi ở chế độ chỉnh giờ (nấc 3) do dùng máy Rolex Calibre 1575 do không có Hack Minutes (Hack Feature)
- Dùng kính Plexiglass Super Dome - 1 thấu kính cầu lồi nổi bật thay vì thấu kính phẳng bắt đầu phổ biến ở thời điểm năm 1980
- Có thấu kính Plexiglas Cyclops
- Chữ Comex trên mặt đồng hồ Rolex Rail
- Giới hạn độ sâu 2000ft - 600m trên mặt đồng hồ
- Mặt sau có chữ ROLEX COMEX 12
- Mặt sau có chữ GAS ESCAPE VALUE (bản thương mại GAS ESCAPE VALVE)
- Mặt sau có chữ Rolex Patent
- Ngày thay đổi từ từ khi qua mốc 21 giờ đến 24 giờ
- Kim trôi do sử dụng máy Rolex Calibre 1575
- Mặt bên trong máy khắc dòng chữ Temperature - Montres Solex SA - Adjusted Geneva Swiss
- Mặt bên trong máy có hoa văn Rolex 1 chân đặc biệt (xem hình bên trên)
- Mặt đồng hồ 40mm - Dial vẫn 36mm
- Không có chữ khắc bên mặt trong đồng hồ như các dòng mới ra đời sau năm 1990
Mặt số với chữ SWISS - T<25 "cố tình in lệch" trên Rolex Comex 12 REAL cùng dòng chữ OFFICIALITY CERTIFIED "sai chính tả" đánh lừa giới Rolex Replica thời bấy giờ
Một số câu chuyện thú vị về Rolex Comex mà có thể bạn chưa biết?
Hầu hết các mặt số của Rolex đều là kích cỡ 36mm, từ Rolex GMT cho tới Rolex Datejust đều có cùng 1 kích cỡ mặt đồng hồ là 36mm, chỉ khác nhau khi thêm viền bezel và case. Nếu bạn không tin, cứ thử so sánh xem nhé!
Rolex bắt đầu trở thành thương hiệu xa xỉ từ bao giờ? Vào giai đoạn đồng hồ thạch anh ra đời những năm đầu 1980 với độ chính xác cao. Hầu hết các thương hiệu đồng hồ cơ đều gần như không thể vượt qua giai đoạn này và tìm hướng chuyển dịch, ví dụ như Omega với các dòng đồng hồ thấp hơn để cạnh tranh với Seiko. Do đó nếu nói thời gian để Rolex trụ vững thị trường và sau này trở thành hãng đồng hồ xa xỉ thì những người yêu thích Rolex luôn nhớ tới những năm 1970 - 1998, giai đoạn hoàng kim với những chiếc Rolex cổ đầy sự thay đổi từ nâng cấp bộ máy - độ sai giờ cho tới thời gian trữ pin. Đến 2002, thương hiệu Rolex đã gần như có chỗ đứng và thương hiệu nhất định cũng từ những chiến lược đúng đắn trong 20 năm về trước.
1 số hoa văn Rolex qua các thời kì, bạn có thể thấy 1 số hoa văn Rolex có chân nối dài chứng tả đã được Rolex đặt gia công bởi đối tác thứ 3 trong lịch sử
Comex ra sao sau mối quan hệ với Rolex? Sau khi sáp nhập (thực tế thì bị mua lại) với Stolt Nielsen, Rolex đã lần lượt chuyển thêm cho Comex 1 lô hàng nữa vào năm 1993 trước khi dừng hợp đồng hoàn toàn với Comex vào đầu năm 1998. Không ai biết rõ các lô hàng Rolex Comex 12 thực tế đã được sản xuất bao nhiêu bản, cũng không rõ số phận bản quyền giữa các thiết kế do Rolex và Comex có được trong khoảng thời gian này ra sao nhưng nhiều dự đoán đã được sử dụng để cải tiến những mẫu đồng hồ Divex sau này (Divex là 1 công ty đồng hồ ở Scotland ra đời những năm 1980 sử dụng các bộ máy Seiko, Acergy S.A. chủ của Stolt and Subsea 7, Inc). Nếu bạn muốn tìm hiểu, hãy thử tìm kiếm từ khóa Divex Watch xem nhé!
Còn về Comex, sau khi sáp nhập thì họ lập thêm công ty con khác là Comanex chuyên hỗ trợ sửa chữa bảo hành các sản phẩm đã ra đời trong giai đoạn cũ. Nhưng tất nhiên, không có bất kì chiếc Rolex nào xuất hiện sau này nữa.
Về bộ máy Rolex Calibre 1575 được gia công bởi bên thứ 3, tuy không được chính xác hoàn hảo với độ sai số dưới 10 giây/ngày như các bộ máy Rolex do chính Montres Solex SA sản xuất thời điểm đó. Nhưng nếu so sánh với các bộ máy ETA 2824 thời gian đó đã tốt hơn rất nhiều. Trung bình mỗi bộ máy của Rolex cho đến hiện tại đều có sai số nhỏ, lệch trung bình dưới 10 giây mỗi ngày, do đó nếu mỗi tháng mà đồng hồ Rolex của bạn lệch dưới 7 phút, đừng quá lo lắng nhé.
Nếu bạn quan tâm muốn tìm hiểu sâu thêm thông số kĩ thuật các dòng máy Rolex 1575, có thể tham khảo tại: http://ranfft.de/cgi-bin/bidfun-db.cgi?1k&ranfft&0&2uswk&Rolex_1575
Trong 1 số câu chuyện được chia sẻ nội bộ, Montres Solex SA thời gian đó rất tự tin về 4 thứ độc quyền thời điểm đó: Mặt kính Plexiglass Super Dome - Có thấu kính Plexiglas Cyclops, Case SS 904L với công thức đặc biệt cứng ngang Saphire, bộ máy Rolex Calibre 1575 với sai số thấp nhất thời gian đó (khi thương mại), mặt số Tritium độc quyền với cách phối màu Vàng Chanh khi ra sáng nhưng lại cho 2 màu Vàng - Cam khi trong tối.
Và để kiểm soát số lượng sản phẩm được sản xuất cũng như chất lượng, Rolex đã trực tiếp gia công các cây kim giờ phút giây này với công nghệ của riêng mình. Tất nhiên việc sử dụng Tritium là 1 chất "hiếm" ở thời điểm đó, mọi người đã quá quen thuộc với Tritium Xanh Lá hoặc Xanh Biển thì Tritium Màu Cam lại là thứ ấn tượng nhất thời bấy giờ và khiến giới làm giả đau đầu trong việc đồng nhất màu giữa các cọc giờ với màu kim khi ban ngày nhưng lại khác màu nhau khi đêm về.
Một số mẫu Rolex Comex 12 giả và cách nhật biết
Như đã chia sẻ bên trên, Rolex Comex 12 cũng có hàng giả. Rất nhiều sản phẩm nhái phổ biến là đến từ bản nguyên mẫu 1665 Comex cũ, do đó trong lúc tham khảo bài viết này, chúng tôi cũng sưu tầm thêm vài hình ảnh để phân tích với hội nhóm của mình. Nếu bạn có hình ảnh nào hoặc nguồn nào tốt hơn, đừng ngại chia sẻ trao đổi nhé.
Hi vọng bạn có nhiều thông tin hữu ích khi tìm hiểu về dòng Rolex Comex 12 đặc biệt này, bạn có muốn chia sẻ thêm thông tin gì với chúng tôi thì đừng ngại chia sẻ bên dưới nhé!
Nguồn tham khảo:
+ 1 chiếc Rolex Comex 12 giả với chữ L trong từ Rolex bị lệch và 1 mặt đồng hồ Rolex Comex giả cổ được làm lại dựa trên nguyên mẫu 5514 hoặc 1665 với chữ SWISS - T<25 "bị hoàn hảo quá mức"
+ 1 Rolex Comex 12 fake không am hiểu với Valve Heli nhỏ hơn thiết kế nguyên bản
Valve thoát Heli được dựa trên nguyên bản 1665, đơn giản vì có thể họ không am hiểu về dòng sản phẩm đặc biệt này
Nguồn tư liệu khác có thể sử dụng trong bài:
+ Rolex Passion Market: https://rolexpassionmarket.com/the-vintage-rolex-buyers-guide/
+ Fratello Watches Magazine: https://www.fratellowatches.com/best-rolex-watches-1990s/#gref
+ Comex FR: https://comex.fr/
+ Comanex FR: http://www.comanex.fr/
+ Fivefortyfive Shpp: https://fivefortyfive.nz/products/rolex-1987tropicalsubmariner
+ Craft & Tailored: https://www.craftandtailored.com/products/1987-rolex-submariner-ref-16800a-rare-transitional-model-tropical-w-box-and-papers
+ Thông tin thêm về Comex: http://www.drsd.com/watch-info/comex/the-comex-story.html
+ Nếu bạn yêu thích các dòng Rolex Comex khác, tham khảo thêm: http://www.drsd.com/watch-info/comex/
+ Thông tin các dòng máy trên thế giới: http://ranfft.de/cgi-bin/bidfun-db.cgi?1k&ranfft&0&2uswk&Rolex_1575
+ 1 chiếc Rolex Comex 12 fake mã 1665: http://www.drsd.com/watch-info/comex/a-fake-comex-1665.html