Du lịch Trà Vinh - 9 địa danh siêu đẹp - 8 món ăn đặc sản Trà Vinh phải thử

 


NẮM TRỌN BÍ KÍP KHÁM PHÁ TRÀ VINH CHỈ TRONG MỘT NỐT NHẠC

CHƠI GÌ Ở TRÀ VINH?

Bãi biển Ba Động

Thuộc địa phận xã Trường Long Hoà, huyện Duyên Hải, cách trung tâm thị xã Trà Vinh khoảng 55km. Biển Ba Động được khai thác từ rất sớm. Trước đây, người Pháp đã cho xây trên bãi biển đẹp nhất của Trường Long Hòa một khu nghỉ mát để thường xuyên đến nghỉ và tắm biển. Biển Ba Động đẹp bởi vẫn còn giữ được nét hoang sơ với cát trắng nước trong, không khí trong lành và yên tĩnh. Nơi đây có những đụn cát “nhấp nhô”, với những hàng phi lao xanh vút và bãi cát phẳng lì trải dài đầy hấp dẫn. Nhiều công trình, hạng mục, cơ sở hạ tầng đã được đầu tư phục vụ cho việc khai thác tiềm năng du lịch ở biển Ba Động nhưcầu Long Toàn, Kinh Xáng, bãi Đồn, phà Láng Chim…Đây là một trong những khu du lịch hấp dẫn ở đồng bằng sông Cửu Long.

Ao Bà Ôm

Thắng Cảnh Ao Bà Om: Ao bà Om, nằm ở ấp Tà cú, xã Nguyệt Hoá, huyện Châu Thành, là một danh thắng bậc nhất của tỉnh Trà Vinh được nhiều người biết đến. Ao Bà Om có hình chữ nhật với chiều dài 500 mét và chiều rộng 300 mét. Mặt ao phẳng lặng, trong xanh, soi bóng những hàng cây cổ thụ bao quanh. Trải qua bao mưa gió, bộ rễ của những cây cổ thụ xung quanh ao lồi lên trên mặt đất và được thiên nhiên tác tạo thành những hình thù lạ mắt. Xung quanh ao là gò cát cao rợp bóng cây cổ thụ sao, dầu; rất nhiều cây với phần rễ trồi lên mặt đất tạo thành những hình dạng độc đáo. Không khí quanh ao trong lành và mát mẻ. Ðến đây bạn sẽ được nghe những truyền thuyết ly kỳ và hấp dẫn về ao Bà Om. Năm 1994, bộ Văn hóa Thông tin đã quyết định công nhận ao Bà Om là một di tích, danh thắng cấp quốc gia.

Chùa Hang

Hang thuộc khóm 3, thị trấn Châu Thành, huyện Châu Thành, Từ thị xã Trà Vinh đi 5km theo hướng nam, qua cống ngăn mặn Tầm Phương du khách sẽ đến chùa Hang. Chùa còn có tên là Mồng Rầy (Kamponyixprdle), nhưng người dân ở đây quen gọi là chùa Hang vì kiến trúc cổng chùa giống cái Hang. Khuôn viên chùa rộng, một nửa diện tích là rừng tự nhiên, cây cao rậm rạp, là nơi hội tụ của nhiều loài chim. Cổng chính hướng ra phía bờ sông, cổng phụ xây dựng vòm cuốn, tường rất dày. Hai bên cổng chính là hai tượng Yak to bằng người thật. Yak là chằn tinh, mắt lồi, nanh dài, mặc áo giáp, cầm gậy, rất hung ác nhưng được Phật cải hóa, cho làm bảo vệ. Vai trò của chùa trong sóc (làng) rất quan trọng, nhà chùa đảm nhiệm phần giáo dục đạo đức và bảo tồn truyền thống văn hóa nghệ thuật. Thanh niên Miên có vài năm tu ở chùa mới kể như thành nhân, một điều kiện để dễ kiếm vợ. Trong khuôn viên chùa có trường học cho trẻ em rất qui mô. Trong chùa còn có khoảng hai chục nhà sàn nhỏ, mỗi nhà chỉ vừa đủ chỗ cho một người, là nơi để đàn ông Miên vào mỗi người một nhà, ở lại cả tháng để cầu nguyện và làm trong sạch linh hồn.

Chùa Cò

Người xưa thường có câu: “Đất lành, chim đậu”. Cùng với Chùa Dơi ở Sóc Trăng thì chùa Cò ở Trà Vinh cũng nổi tiếng với sự lưu trú của nhiều loại cò tạo cho chùa có cảnh quan thật hấp dẫn. Chùa Cò còn có tên gọi khác là chùa Nodol hay Giồng Lớn thuộc ấp Giồng Lớn, xã Đại An, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh, cách thị xã Trà Vinh 40km về phía nam. Chùa được xây dựng năm 1677. Đây là nơi chùa cổ to lớn có nét kiến trúc đặc sắc của nền văn hóa Khmer Trà Vinh, bao gồm cổng chùa. Ngôi chính điện, tháp đựng cốt, nhà tăng, nhà hội… Khu chính điện với những mái uốn cong theo hình đuôi rồng, có những đỉnh tháp nhọn hình núi Xôme và những hình tượng quen thộc như tượng thần Riehu, thần 4 mặt Mhabrom, chim thần Kâyno… Chùa được bao bọc bởi những rặng tre, hàng cây sao, dầu…quanh năm tỏa bóng mát.

Nhà cổ Cầu Kè

Nhà cổ Cầu Kè hay nhà Huỳnh Kỳ tọa lạc ở trung tâm thị trấn Cầu Kè, huyện Cầu Kè, cách thành phố Trà Vinh khoảng 30km. Ngôi nhà được xây dựng vào năm 1924 theo bản thiết kế của các kiến trúc sư người Pháp. Cũng như nhiều ngôi nhà dân dụng khác, nhà cổ Cầu Kè gồm ngôi nhà chính và một số công trình khác như: rào cổng, nhà sau, nhà kho… Ngôi nhà chính có hình chữ nhật theo hướng Bắc Nam, chiều dài 20m, chiều rộng 18m, bó vỉa nền bằng đá xanh ken nhau dạng nền “kim quy”. Nền nhà lót gạch bông với nhiều loại hoa văn khác nhau, mái nhà lợp ngói vẩy cá. Nhà cổ Cầu Kè là một minh chứng cho lịch sử phát triển kiến trúc Việt Nam, là thời kỳ chuyển tiếp giữa kiến trúc truyền thống sang kiến trúc hiện đại và được xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật

CHÙA ÂNG – NGÔI CHÙA KHMER CỔ TUYỆT ĐẸP Ở TRÀ VINH

Nhắc tới Trà Vinh, người ta nghĩ đến miền đất của những ngôi chùa Khmer cổ kính cùng những di tích lịch sử mang nhiều huyền thoại, gắn liền với hành trình khai phá phương Nam. Toàn tỉnh Trà Vinh có rất nhiều ngôi chùa Khmer, trong đó chùa Âng được xem là một trong những ngôi chùa lớn, tiêu biểu cho các ngôi chùa Khmer trong tỉnh. Chùa Âng, gọi theo ngôn ngữ Paly là Wat Angkor Raig Borei, tọa lạc tại Phường 8, thành phố Trà Vinh. Ngôi chùa nằm trong cụm danh thắng Ao Bà Om và bảo tàng văn hóa dân tộc Khmer, là điểm nhấn nổi bật không thể bỏ qua trong bản đồ du lịch Trà Vinh.

9 ĐỊA DANH SIÊU ĐẸP TRÀ VINH:

- Chùa Hang - Ao Bà Om - Cù lao Tân Quy - Chùa Âng - Bảo tàng Khmer - Biển Ba Động - Chùa Vàm Rây - Chùa Cò (còn gọi là chùa Nodol) - Cù lao Long Trị

8 ĐẶC SẢN TRÀ VINH:

- Bún suông - Bún nước lèo - Bánh canh Bến Có - Cháo ám - Chù ụ rang me - Cá khoai - Cốm dẹp - Bánh bao Vinh Kim

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn

POST ADS1

POST ADS 2