BÁNH CANH NGỌT - BÁNH CANH MẶN
ở Tân Châu xứ lụa.
Hai món bánh canh Ngọt - Mặn, là đặc sản luôn đi song hành với nhau trên hàng xe được đẩy trên khắp các nẻo đường ở thị xã Tân Châu ( An Giang ) với tiếng rao êm ái và hào sản:
"Ai ....bánh canh ...ngọt ....mặn hôn !! "
Cô đã đồng hành cùng chiếc xe bánh canh đã hơn 20 năm
Hai món bánh canh của cô có hương vị rất đăt biệt do cô tự sáng chế ra công thức đặt biết, để có nước mùi vị mà thực khách thưởng thức một thì nhớ mãi không quên.
BÁNH CANH MẶN thật ra là bánh canh cá lóc, giống các xứ ở miền tây khác, bột gạo được giã bằng tay cho tới khi bột chặt dai mà không dính tay, khi nấu nước vẫn trong.
Cá lóc được hấp chín, gỡ xương ướp các loại gia vị rồi bỏ vào bánh canh đang sôi, nước dùng của bánh canh được nấu từ xương đầu giã nhuyễn cho ngọt nước.
BÁNH CANH NGỌT, ăn với nước cốt dừa, vị ngọt của đường thốt nốt từ vùng bảy núi Tri Tôn, làm nên món ăn béo, ngọt thanh, phảng phất hương thơm nhẹ.
Có ông chú ở xứ khác kể:
"Ngày xưa, mỗi năm tới tháng 4 Âm lịch là nhiều người cùng nhau vượt hàng cây số bằng ghe trên sông Tiền để đến Châu Đốc vía Bà Chúa xứ. Chuyến đi dài cả ngày lẫn đêm, ông bà đem gạo và bếp để nấu cơm trên ghe. Khi về, cả nhà không quên mua đặc sản An Giang về dùng trong gia đình hoặc làm quà tặng bà con lối xóm, trong đó có món đường thốt nốt đem đi nấu chè, làm bánh, kho cá đều ngon. Má tôi chuyên nấu xôi, chè đem bán ở chợ nên món ăn vặt ngày nhỏ cũng gắn liền với những món má nấu, nhất là bánh canh ngọt."
Còn về công thức gia truyền của nhà cô:
Về nước cốt dừa, dừa chọn trái thật khô, lột sạch vỏ cứng bên ngoài, dùng dao cạo hết xơ để khi nạo thì cơm dừa trắng và sạch hơn. Má vẫn dùng bàn nạo dừa theo kiểu cũ, từng lớp cơm dừa dày được bào thật nhuyễn sau đó cùng khăn màn ép lấy nước cốt nhất thật sánh, nước cốt này đem nấu sôi và cho thêm tí muối để đằm vị.
Sợi bánh canh làm trực tiếp từ bột gạo, nhồi bột từ sợi bún tươi cho mịn sau đó trộn thêm bột mì, làm theo cách này sợi bánh vừa dai vừa mềm.
Đường thốt nốt đem xắt nhỏ nấu chung với nước thật sôi thì cho cọng bánh canh đã luộc chín vào.
Khi cọng bánh canh đã trong và hơi ngả vàng vì thấm nước đường thì cho phần nước cốt dừa vào nồi, không đảo đều lên mà dành để múc từng theo từng phần ăn.
Nhớ công thức như vậy, sợi bánh canh mịn và dai, vị ngọt thanh của đường thốt nốt thấm vào bên trong, kết hợp với cái béo dịu của nước cốt dừa và mùi thơm ngọt ngào của đường làm vị giác lẫn khứu giác của người dùng càng thêm thích thú.
Với giá rất bình dân, chỉ 10 ngàn đồng một tô, rất phù hợp với thu nhập của người dân nơi đây, là món ăn do người lao động đến các em học sinh, có thể ăn bất kỳ buổi nào trong ngày.
Được biết buổi sáng, xe bánh canh của cô thường đậu ở hẻm cổng chùa Tịnh Xá Ngọc Châu, buổi trưa và chiều cô đẩy xe và rao mời khắp các đường trên thị xã Tân Châu.
Hương vị hai món bánh canh đã trở thành một phần tuổi thơ nhiều thế hệ và là một trong những món ăn dân giã đậm chất miền tây xứ lụa.
Thanh Bùi
Tags:
du lịch an giang