Giải thích nhanh gọn dễ hiểu về visa Schengen

Nghe Schengen đã lâu mà chả biết nó là cái gì, dùng vào mục đích nào, mà biết được mục đích rồi thì thủ tục lấy ra làm sao thì bài viết này là dành cho bạn 😉
Ok để mình giải thích nhanh gọn dễ hiểu về cái visa "sờ chen zừn" này nhá.
Có thể coi visa Schengen là một trong các visa quyền lực nhất thế giới bởi vì cho phép bạn nhập cảnh và di chuyển vào 26 nước châu Âu thuộc khối Schengen bao gồm: Bỉ, Áo, Đan Mạch, Pháp, Phần Lan, Hy Lạp, Luxembourg, Hà Lan, Đức, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Ý, Thụy Điển, Liechtenstein, Estonia, Latvia, Litva, Malta, Séc, Ba Lan, Slovakia, Slovenia, Na Uy, Hungary, Iceland, Thụy Sĩ
Do visa khối Schengen có thể dùng để đi được tất cả các nước trong khối, nên việc xác định được lãnh sự quán mà bạn định xin visa là điều rất quan trọng.
👉 Nếu chỉ đến 1 nước, phải xin visa ở nước đó.
👉 Nếu bạn đi nhiều nước, bạn cần xin visa ở nước lưu trú lâu nhất. Hoặc nếu thời gian lưu trú ở các nước bằng nhau, hãy xin visa ở nước mà bạn đến đầu tiên (Your First destination).
Ví dụ: nếu bạn nhập cảnh Hà Lan đầu tiên và có thời gian lưu trú lâu nhất tại nước này, bạn sẽ cần xin visa Hà Lan.
🛑🛑 Phân biệt các loại visa Schengen
Visa Schengen có 3 loại chính là A, C và D.
👉 Visa Schengen loại A (Hiện không áp dụng cho công dân Việt Nam): Thị thực quá cảnh, cho phép lưu trú tại một trong 26 nước thuộc khối Schengen trước khi đến nước thứ ba, yêu cầu không rời khỏi khu vực quá cảnh ở sân bay.
👉 Visa Schengen loại C: Visa ngắn hạn có thời gian lưu trú nhiều nhất là 90 ngày và có hiệu lực sử dụng 6 tháng sau khi visa được cấp. Kể từ khi bạn nhập cảnh vào một quốc gia trong khối Schengen thì thời hạn hiệu lực của visa sẽ bắt đầu được tính. Với visa loại C này, bạn có thể dùng với mục đích đi du lịch hoặc quá cảnh thăm người thân.
👉 Visa Schengen loại D: Visa Schengen loại D là loại visa dài hạn, có thời gian lưu trú lên đến 180 ngày. Đây là visa có mục đích hỗ trợ học tập, nghiên cứu, công tác hoặc các đối tượng được cấp giấy phép cư trú.
✔️✔️ Thủ tục xin visa Schengen
👉 Hộ chiếu còn thời hạn: Hộ chiếu vẫn còn thời hạn sử dụng ít nhất 6 tháng, còn tối thiểu 2 trang trống để dán visa và đóng dấu xuất nhập cảnh.
👉 Ảnh thẻ
👉 Đơn xin visa du lịch Schengen
👉 Bản sao bảo hiểm du lịch
👉 Giấy xác nhận đang đi làm
Tùy thuộc vào công việc đang làm thì sẽ cần chuẩn bị các giấy tờ khác nhau. Cụ thể, nếu bạn là:
Nhân viên:
Hợp đồng lao động còn hiệu lực
Đơn xin nghỉ phép có sự chấp nhận của thủ trưởng cơ quan
Chủ doanh nghiệp:
Giấy phép đăng ký kinh doanh
Bảng sao kê tài khoản doanh nghiệp trong 6 tháng gần đây
Biên nhận nộp thuế 3 tháng hoặc 1 năm gần nhất
Đã về hưu:
01 bản photo quyết định về hưu có dấu công chứng
01 bản sao thẻ hưu trí có công chứng
01 bản sao sổ lương hưu có công chứng
Học sinh/ sinh viên:
01 bản photo có công chứng thẻ học sinh/ sinh viên
Giấy xác nhận là sinh viên/ học sinh từ trường (bản gốc, có dấu đỏ của cơ sở đào tạo)
Giấy đồng ý cho phép nghỉ học trong thời gian du lịch (bản gốc, có dấu đỏ của cơ sở đào tạo)
Trường hợp bạn là người lao động tự do hoặc không có việc làm: Bạn cần có thư giải trình thu nhập hàng tháng/ hàng năm.
Giấy tờ chứng minh tài chính
Để chứng minh khả năng tài chính bạn có thể thực hiện theo các cách sau đây:
Nộp bảng lương hoặc sao kê tài khoản nhận lương trong 6 tháng gần nhất
Sao kê thẻ tín dụng hoặc tài khoản ngân hàng trong 6 tháng gần đây, có dấu đỏ ngân hàng hoặc xác nhận hạn mức thẻ tín dụng góc từ ngân hàng.
Giấy xác nhận tài khoản tiết kiệm (bản gốc, có dấu mộc ngân hàng) kèm theo các bản photo/ bản sao công chứng các sổ tiết kiệm (nếu có).
Giấy tờ sở hữu các loại tài sản có giá trị như: giấy đăng ký xe oto, giấy tờ sở hữu nhà đất, các loại cổ phiếu.
Mình nghĩ những chia sẻ trên là đủ cần thiết và đủ chi tiết để bạn có thể nắm được các thông tin cơ bản về thủ tục xin visa Schengen. Chúc các bạn xin visa thành công và có những trải nghiệm ý nghĩa tại những quốc gia Châu Âu "tráng lệ" này! 💖

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn

POST ADS1

POST ADS 2