Hồi ký Pakistan - Phần 1: Skardu - vạn sự khởi đầu nan!!!

Hồi ký Pakistan 
Phần 1: Skardu - vạn sự khởi đầu nan!!!

Tại sao lại là vạn sự khởi đầu nan? Skardu là điểm khởi đầu của ngày chạy xe đầu tiên, cũng là ngày mà có lẽ một người ở vai trò lead là tôi bị mọi người chửi nhiều nhất, vì chưa gì mới ngày đầu mà đã đưa cả đoạn vào 1 chặng kinh khủng như thế này
Chúng tôi nhận xe tại Gilgit, trung tâm của toàn vùng Gilgit-Batilstan, từ Gilgit có rất nhiều hướng đi khác nhau. Không giống như đồng bằng khi một vùng có thể có nhiều hướng đi sang nhiều địa phận, tỉnh giới khác, tại vùng núi, việc tạo sự liên kết giữa vùng này và vùng kia sẽ gần như thông qua 1 dãy núi, cùng rất nhiều quả đồi, việc làm đường và tạo sự liên kết, giao thương mại quả thực rất khó khăn

Gilgit gần như là điểm bắt đầu của cao tốc Karakoram trứ danh, xuôi theo phương Bắc là tới Hunza, về phía bờ tây, qua Shandur pass là thung lũng Chitral của tộc người Khyber Pashtun (có những nét pha trộn giống với người Afghan), còn về phía đông là hướng đi Skardu, thủ phủ của Baltistan, chiếm phân nửa dân số của cả Gilgit-Baltistan. 

Chặng đường 167km chiều dài nối liền Gilgit tới Skardu, gần như là con đường duy nhất để đưa những người Biltistan ra ngoài với văn mình, chính vì thế mà nó được gọi là S-1 road (tuyến đường huyết mạch, strategic). Kể từ những năm 80, con đường không hề được cải tạo, sạt lở đá, lũ lụt là hiện tượng xảy ra thường xuyên. Rất nhiều những trường hợp xe tải đánh hàng, phương tiện hành khách và hàng hoá bị rơi khỏi đường xuống dòng Indus, chảy dọc theo khe núi sâu trong rặng Karakoram. 

Mặc dù đã research và đọc về con đường này để chuẩn bị tinh thần rồi, tuy nhiên cái ánh nắng ló rạng từ hostel nơi chúng tôi ở Gilgit, trèo lên mái tôn là thấy ngay những đỉnh núi tuyết từ xa. Sau 2 ngày di chuyển cùng sự oi bức từ Islamabad lên đây, có lẽ, những cảm giác mát mẻ mơn trớn buổi sớm này đã sớm đưa chúng tôi ra khỏi ý nghĩ về chặng đường sắp tới, lần lượt từng người trèo lên mái tôn và chụp ảnh với những dặm núi xa cứ như 1 đứa trẻ

Xuôi theo tuyến đường N-35 về Islamabad, con đường S-1 dần hiện ra, 30km đầu tiên là một cú lừa, đường rộng, thoáng, khá thoải với chất lượng rải nhựa, thơm phức và còn mới. Cứ ngỡ như cái thông tin đọc được từ vài năm về trước và giờ con đường đã được cải tạo rồi

Nhưng không, những sự thuận lợi ban đầu chỉ là bề nổi của một tảng băng chìm, sau tuyến đường được rải nhựa, là đất đá và bụi mù, suốt cả trăm km tiếp theo. Không những thế, còn hàng loạt những công trình đang được triển khai trên tuyến đường này với một đống những máy cẩu, máy xúc đất, và khoan rồi đục. Tôi nhớ không dưới 5 lần, chúng tôi phải dừng lại chờ từ 15-30ph để 1 phi vụ khoan đục lắng lại, và các xe công di chuyển để 2 bên lưu thông. 

Chiếc saloon coaster mà tôi thuê chở cả đoàn tại Islamabad đi một cách ì ạch ngày hôm đó, nhẽ ra phải gọi là delayed coaster mới đúng, lúc nào cũng tròn vai trong việc làm 1 xe chốt đoàn. Thế nhưng việc khiển được con xe to tướng này tới được Skardu, cũng là một kỳ tích của bác tài. Gần 7h tối, chiếc biển ghi chữ cuối dòng Indus, cũng là lúc chúng tôi nhận ra là sắp tới Skardu, một ngày mệt nhoài của cả hành trình được reward bằng những rặng bạch dương nở rộ vào thu chào đón cả lũ, thế mà trời lại tối quá không cảm nhận được hết. Ngày đầu chỉ vậy, tuy nhiên, ai cũng háo hức cho những ngày tới, khi hiện tại tất cả đã yên vị tại trái tim của Skardu rồi. 

1 vài thông tin thú vị:
- Skardu có thể đi thông sang Kargil (thuộc Ladakh) phía bên kia của Ấn, tuy nhiên tuyến đường này chỉ có người bản địa là được phép đi. Từ những năm 1949, sự chia cắt của Ấn độ và Pakistan đã dựng nên một LoC (line of control) vô hình phân ly vùng này, khiến cho khá nhiều người sống ở Skardu hay Kargil đều không thể thăm mặt được họ hàng phía bên kia, thay vì chỉ cần di chuyển 150km, thì họ phải đi tới 2670km (Kargil - Delhi -Islamabad - Skardu) để gặp mặt họ hàng. Gần đây thì tình hình chính trị có vẻ cũng bớt leo thang nên tuyến đường này đã khai mở ra 1 cổng đi và permit cho người bản địa được sang phía bên kia từ Ấn hoặc Pakistan. (cái này cũng khá giống như vùng Hunza khi ngườii của Hunza có thể qua bên TQ tới tận thủ phủ Urumqi của bang Tân Cương mà không cần visa)
- Trong 2 năm dịch thì hiện tại chất lượng đường tại Skardu đã hoàn thiện, tất cả sự cải tổ và reinnovate đã xong xuôi, bạn hoàn toàn thoải mái để plan cho chuyến road trip tới Skardu mà không lo bị delay quá đâu
- Ngoài việc đi đường bộ thì bay cũng là một cách để tới Skardu, tuy nhiên chuyến bay chỉ được thực hiện bởi PIA và khá thường xuyên bị huỷ do thời tiết

#pakistan #travel #sharing #traveltheworld #skardu #karakoram #hunza #backpacking #mototrip #adventure #letuadventure #dulich #gilgit #Baltista

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn

POST ADS1

POST ADS 2