KINH NGHIỆM GIỮ SỨC KHỎE CHO NGƯỜI LỚN TUỔI KHI ĐI DU LỊCH

KINH NGHIỆM GIỮ SỨC KHỎE CHO NGƯỜI LỚN TUỔI KHI ĐI DU LỊCH

Hôm nay bố mẹ mình kết thúc hành trình vi vu 3 tháng ở châu Âu với con cháu rồi, nên mình chia sẻ với mọi người những kinh nghiệm giữ gìn sức khỏe cho người lớn tuổi khi đi du lịch ở châu Âu nhé. Đây đều là những kinh nghiệm mình đã thấy và trải nghiệm cùng với bố mẹ qua 4 chuyến đi tới Gothenburg (Thụy Điển), Paris, Bergen (Na Uy) và Berlin.

Giới thiệu sơ 1 chút, bố mình năm nay ngoài 70, còn mẹ mình thì sắp 70. Lúc trước bố mình thì kiểu người già đau lưng đau chân blah blah, nhưng hồi tháng 5 vừa rồi, bố mẹ mình bị đụng xe huhuhuhu, sức khoẻ giảm sút hẳn luôn. Chưa kể là cả bm mình đều có bịnh người già là tiểu đường, huyết áp v.v... nên phải uống thuốc theo toa bs mỗi ngày, mỗi tháng đều phải đi bv khám để lấy thuốc.

Kỳ này đi 3 tháng lúc đầu cũng rất ngán vụ thuốc men, vì bs họ cũng kg muốn bịnh nhân đi lâu quá như vậy, nhất là tiểu đường là phải theo dõi thường xuyên. Nhưng cuối cùng thì cũng xong, cũng nhờ Trời Phật, ông bà phù hộ mà sức khoẻ của bm mình cũng ổn định, các chỉ số kiểu đường huyết, mỡ máu, huyết áp v.v... đều bt và ổn định hết, nhờ uống thuốc đúng.

Có 2 lần mình đọc thấy trên group 1 trường hợp là người già đi lạc, hình như ở Áo, may mà cuối cùng cũng tìm được. Lần khác thì mới đây bạn nào hỏi là có người nhà bị ngất xỉu hay sao đó, phải vô bv cấp cứ, cũng may mắn là đi kịp thời. Thực sự thì những tình huống như vậy, theo mình nghĩ cũng có xảy ra thường xuyên chứ không phải là hiếm, nhưng lại hiếm thấy ai chia sẻ kn giữ gìn sức khỏe cho người lớn tuồi, hoặc kn du lịch với người lớn tuổi ntn (chuẩn bị chỗ ở, ăn uống, lịch trình v.v... ntn).

Để chuẩn bị cho mùa du lịch Giáng Sinh và cho… năm sau, mình chia sẻ 1 số kn thực tiễn, do chính mình đi với bố mẹ, để mọi người cùng tham khảo nhé.

1️⃣ Kiểm tra kỹ thông tin bảo hiểm
Khi làm thủ tục xin visa Schengen thì bắt buộc phải nộp kèm bảo hiểm. Riêng đối với người lớn tuổi có các bệnh mãn tính kiểu như cao huyết áp, tiểu đường, có tiền sử đột quỵ v.v… thì khi lựa chọn và mua bảo hiểm, bạn cần phải đọc kỹ các quy định trong hợp đồng cho các trường hợp được bảo hiểm chi trả.

Nếu lỡ không may bị gì cần phải điều trị y tế thì vì lý do nhân đạo và đạo đức nghề nghiệp, chắc chắn bịnh viện họ sẽ chữa trị hết lòng chứ không bỏ lơ bịnh nhân đâu. Nhưng nếu không có bảo hiểm thì chắc chắn nhìn hóa đơn thanh toán viện phí sẽ hết hồn.

Tất nhiên là không ai mua bảo hiểm với tâm thế… mong mình bị gì để được đền cả, nhưng nếu bạn mua một cái bảo hiểm mắc tiền hơn một chút mà điều khoản chi trả phù hợp với hoàn cảnh chuyến đi thì đừng ngại đầu tư nhé!

2️⃣ Chuẩn bị đầy đủ các loại thuốc
Có hai loại thuốc mà người cao tuổi và thậm chí người không cao tuổi cũng cần phải chuẩn bị cho mỗi chuyến đi du lịch của mình:

☑️ Các loại thuốc cảm, đau bụng, Panadol, hạ sốt, giảm đau, dầu gió xanh, dầu cù là v.v… túm lại là thuốc trị bá bịnh 😅
☑️ Thuốc theo toa bác sĩ, chỉ định riêng cho bệnh nhân (nếu có)
Bố mẹ Quyên đều mắc những căn bệnh người già như tiểu đường, huyết áp, mỡ máu này nọ, nên cả hai đều có thuốc riêng, bên cạnh những loại thuốc chung thuộc nhóm (1) mà thường là tôi sẽ tự mang theo.

Đối với thuốc thuộc nhóm (2), trước khi đi bạn cần phụ bố mẹ, hoặc lưu ý để người lớn tuổi cùng đi tự chuẩn bị như sau:
☑️ Lên danh sách các loại thuốc cần mang, sau đó mang dư ra 1 hoặc 2 ngày thuốc so với số ngày đi. Ví dụ nếu đi chơi 2 ngày thì mang 3 ngày thuốc.
☑️ Để cho dễ nhớ, bạn có thể ra tiệm thuốc tây mua cái hộp để chia thuốc ra. Có thể mua loại chia theo ngày trong tuần, hoặc loại chia sáng trưa chiều tối gì đó. Quyên không biết là có loại nào kết hợp ngày và buổi không, nhưng nếu không thì hai loại kia cũng OK lắm rồi.
☑️ Nếu có thuốc phải uống theo giờ cố định trong ngày thì bạn nhắc người lớn hoặc bạn tự cài chế độ hẹn giờ trong điện thoại để uống thuốc cho đúng.

3️⃣ Lên lịch trình bao gồm giờ giấc ăn uống
Đi kèm với chuyện thuốc men là chuyện ăn uống. Người lớn tuổi không giống người trẻ tuổi. Bạn có thể đi chơi cả ngày mà chỉ cần ăn uống qua loa, nhưng người lớn thì phải ăn uống đầy đủ mới có sức, chưa kể phải ăn vì các chứng bệnh như hạ huyết áp, tiểu đường, bao tử…

Trong suốt chuyến đi, bạn phải luôn đảm bảo ngày ba bữa sáng, trưa và tối đàng hoàng, chưa kể ăn nhẹ vào buổi chiều và ăn đêm nếu cần thiết.

Người lớn tuổi thường khó thích nghi với đồ ăn lạ, nhất là đồ ăn châu Âu vì không hợp khẩu vị. Bạn nên dặn bố mẹ mang theo mì gói và các món lương khô để ăn thêm. Ngoài ra thì ở mỗi thành phố, nên "địa" sẵn một vài tiệm Việt Nam ngon. Có thể bố mẹ bạn bất chợt thèm ăn tô phở hay dĩa cơm tấm sườn khi đang đi chơi đó, hehe!

4️⃣ Mang theo thức ăn nhẹ và nước
Thức ăn nhẹ thì rất đơn giản. Bạn có thể mua bánh mì rồi kẹp thịt nguội, salad, thậm chí là chà bông nữa. Hoặc nếu không có chỗ làm bếp hoặc ngại làm thì cứ ra siêu thị mua mấy hộp bánh mì sandwich làm sẵn, ăn cũng ngon lắm mà. Thường một hộp là hai miếng tam giác nhỏ, hai người ăn một hộp là OK.

Ngoài ra thì để tránh bị hạ huyết áp, bạn cũng nên nhắc người lớn mang theo kẹo ngọt hoặc một phong chocolate nữa heng.

Về nước thì chắc chắn không ai là không biết chuyện phải mang theo nước và có thể hứng nước từ vòi công cộng. Tuy nhiên, đặc biệt là khi đi vào mùa thu – đông, trời lạnh dễ khiến mình quên uống nước. Bạn nhớ nhắc người lớn và nhắc cả chính bạn nữa, là phải uống nước đầy đủ heng.

5️⃣ Những lưu ý khi di chuyển trong thành phố
Lưu ý cuối cùng về vấn đề giữ sức khỏe cho người lớn tuổi khi đi du lịch châu Âu, đó là chuyện đi đứng trong thành phố. Đây là một số điều mà Quyên tự nghiệm ra qua 4 chuyến đi cùng với bố mẹ trong 3 tháng vừa qua:

☑️ Đầu tư mua một đôi giày đi bộ thật tốt, thật êm chân, thông thoáng. Người lớn tuổi đi đứng đã khó khăn rồi, thêm đôi giày cà chớn nữa thì quải chè đậu lắm!
☑️ Khi sử dụng phương tiện công cộng, bạn để ý mua loại vé ưu tiên cho người lớn tuổi. Cái này tùy thành phố và tùy nước, chỗ có chỗ không. Khi mua vé bạn lướt qua bảng giá là thấy liền có giá ưu tiên người già hay không.
☑️ Hạn chế dùng metro, đặc biệt là ở Pháp, vì hệ thống metro ở đây cũ lắm, không có thang máy, có chỗ có thang cuốn, nhiều nơi thì sâu hun hút dưới lòng đất, người lớn đi rất mệt. Tốt nhất là đi trên mặt đất (bus, xe tram)
☑️ Không nên đi bộ quá 2km/lần. Với người trẻ 1, 2km (khoảng 15 phút tới nửa tiếng) là chuyện bình thường, nhưng với người cao tuổi thì đó là chuyện khác. Mỗi ngày không nên đi bộ quá 5 lần như vậy.

👉 👉 Bài viết chi tiết nhất bạn có thể đọc tại đây:

👉 👉 Còn đây là bài viết về tất cả những lưu ý khi đi du lịch với người lớn tuổi, bao gồm từ khâu chuẩn bị trước, và trong suốt chuyến đi:

Hy vọng sẽ có ích cho mọi người khi chuẩn bị đi du lịch với người lớn tuổi. <3 <3 <3 

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn

POST ADS1

POST ADS 2