CÂU CHUYỆN VỀ NHÀ MÁY ĐIỆN HẠT NHÂN ĐƯỢC KỲ VỌNG ĐẦU TIÊN Ở ĐÔNG NAM Á - TỪ PHILINESE

#J2team_news

CÂU CHUYỆN VỀ NHÀ MÁY ĐIỆN HẠT NHÂN ĐƯỢC KỲ VỌNG ĐẦU TIÊN Ở ĐÔNG NAM Á - TỪ PHILINESE 


Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận vừa được hủy thu hồi đất, hơn 1.000 hộ dân được trả lại quyền sử dụng đất sau hơn một thập kỷ "sống mòn" trong vùng quy hoạch.


CHI PHÍ KHỔNG LỒ

Cách Ninh Thuận chưa đầy 1.300 cây số về phía Đông Bắc bên kia biển Đông, nhà máy Bataan là giấc mơ điện hạt nhân dang dở của người Philippines. Nhà máy Bataan từng được kỳ vọng đưa nước này thành quốc gia đầu tiên có điện hạt nhân ở Đông Nam Á, dù có nhiều phản đối và tranh cãi về an toàn.


Với giá thầu 500 triệu USD năm 1974, Westinghouse Electric được giao trọn gói xây nhà máy vì rẻ hơn giá chào 700 triệu USD của General Electric. Vài tháng sau thắng thầu, Westinghouse điều chỉnh giá lên 1,2 tỷ USD. Chính thức khởi công năm 1976 và hoàn thành sau gần một thập kỷ, tổng chi phí xây nhà máy vọt lên 2,3 tỷ USD (GDP lúc đó là 15.61 tỷ USD ). Thời gian xây nhà máy lâu hơn gấp đôi, vốn đội lên gấp 4,6 lần nhưng công suất lắp đặt (620 MW) chỉ bằng một nửa so với thỏa thuận ban đầu.


VẬN XUI LIÊN TỤC

Sau khi nhà máy điện Three Mile Island xảy ra sự cố hạt nhân tồi tệ nhất ở Mỹ năm 1979, việc xây dựng tạm thời bị hoãn. Cuộc điều tra an toàn sau đó phát hiện nhà máy có hơn 4.000 khiếm khuyết, một trong số đó là vị trí đặt nhà máy kém an toàn, ngay gần núi lửa Pinatubo. 


Bất chấp cảnh báo của ủy ban chuyên gia, Tập đoàn Điện lực Quốc gia Philippines, cơ quan sở hữu nhà máy, vẫn quyết tâm biến giấc mơ điện hạt nhân trở thành sự thật. Uranium được một chiếc Boeing 747 vận chuyển từ Mỹ, đã được đưa vào nhà máy. Vào năm 1986, những người quản lý nhà máy đã sẵn sàng thực hiện công đoạn cuối cùng: đưa các thanh nhiên liệu uranium vào các lò phản ứng hạt nhân.


Nhưng hai sự kiện quan trọng xảy ra vào năm 1986: Thảm họa tại nhà máy điện nguyên tử Chernobyl tại Ukraina và nhà độc tài Marcos bị lật đổ. Các thanh sát viên quốc tế, đến kiểm tra nhà máy này sau khi Marcos ra đi, kết luận rằng nó không an toàn. Vì thế chính phủ mới của Philippines thời đó quyết định đóng cửa nhà máy.


Hơn hai thập kỷ sau những người ủng hộ năng lượng hạt nhân liên tục vận động để chính phủ cho phép nhà máy Bataan hoạt động. Vào đầu năm 2011, khi những nỗ lực của họ sắp "đơm hoa kết trái" thì cuộc khủng hoảng hạt nhân tại nhà máy điện Fukushima I ở Nhật Bản nổ ra.

"Lẽ ra chúng tôi có thể trở thành nước đầu tiên tại Đông Nam Á có nhà máy điện hạt nhân, song chúng tôi đã không thể thực hiện điều đó. Cứ mỗi lần cơ hội tới thì tai họa lại xảy ra. Chúng tôi không cần thuê chuyên gia hạt nhân, mà chỉ cần thầy phong thủy để xua đuổi vận xui", Mauro Marcelo, một kỹ sư hạt nhân của Tập đoàn Điện lực Quốc gia.


Các khoản thanh toán cho nhà máy trở thành nghĩa vụ nợ lớn nhất của Philippines, Energy Central cho hay. Hàng năm chính phủ Philippines tiếp tục trả khoảng 40 đến 50 triệu peso (2-2,5 triệu USD) để bảo trì nhà máy.


TRỞ THÀNH ĐIỂM DU LỊCH BẤT ĐẮC DĨ

Những khách du lịch đến Philippines giờ đây có thể vào bên trong một nhà máy hạt nhân trị giá 2,3 tỷ USD, sau khi thăm khu bảo tồn rùa cách đó không xa.


"Đây sẽ là nhà máy điện hạt nhân duy nhất thân thiện với môi trường ở trên thế giới", ông Dennis Gana, phát ngôn viên của công ty điện quốc gia Napocor, đơn vị quản lý Bataan nói khi đang thưởng thức bữa ăn trưa với cá ngừ nướng và thịt gà tại bãi biển.


Công ty Napocor đang cố gắng thu hút sinh viên khắp cả nước và toàn cầu đến tham quan nhà máy Bataan. Chính quyền địa phương gần đây cũng bắt đầu cho kết hợp hành trình tham quan kéo dài một ngày tại khu vực này với khu bảo tồn rùa gần đó, nhằm xây dựng thương hiệu "du lịch sinh thái".


Với vé vào cửa chỉ 50 xu, các du khách có thể chiêm ngưỡng cấu trúc khổng lồ bằng bê-tông của nhà máy sừng sững trên một sườn núi có độ cao 18m so với mực nước biển.


Phần đầu tiên của chuyến tham quan, các du khách sẽ được nghe thuyết trình về các đặc điểm an toàn của nhà máy, trong đó có khả năng chống chọi với một trận động đất lên đến 9 độ Richter.


Một trong những điểm nghỉ chân đáng chú ý của hành trình là một cây cầu thép chỉ cách lò phản ứng một vài mét. Từ lò phản ứng, các du khách sẽ đi dọc một khoang giống tàu ngầm để vào trung tâm điều khiển. Đồng hồ đo tại đây chỉ số 0 cho thấy nhà máy hạt nhân 620 megawatt này chưa hề hoạt động bao giờ.


Ông Gana cho biết kế hoạch biến Bataan thành địa điểm du lịch được bắt đầu sau khi nhà máy hạt nhân Fukushima ở Nhật Bản bị phá hủy bởi trận động đất hồi tháng 3, nhằm mục đích gây quỹ duy trì nhà máy này nhưng cũng muốn cho thấy nó hoàn toàn có thể phục hồi hoạt động.


"Những gì đã xảy ra ở Fukushima làm cho nhiều người lo ngại về vấn đề hạt nhân nhưng chúng tôi sẽ cho thấy sự khác biệt giữa Fukushima và Bataan. Thảm họa từng xảy ra ở Nhật Bản sẽ không xảy ra ở đây", ông Gana nói.


Ngoài bảo vệ nhà máy, những người lính gác cũng chỉ có hai thú vui: vặt xoài và giết những con dê hoang để nướng thịt. Nhưng giờ đây những binh sĩ có thêm nhiệm vụ nữa: giao tiếp với du khách.

Sưu tầm và lượm lặt 🤣

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn

POST ADS1

POST ADS 2