𝐑𝐄𝐕𝐈𝐄𝐖 𝐂𝐇𝐈 𝐓𝐈𝐄̂́𝐓: 𝐓𝐑𝐄𝐊𝐊𝐈𝐍𝐆 𝐌𝐀𝐑𝐃𝐈 𝐇𝐈𝐌𝐀𝐋 – 𝐍𝐄𝐏𝐀𝐋 𝟓 𝐍𝐆𝐀̀𝐘 𝟒 Đ𝐄̂𝐌




𝐑𝐄𝐕𝐈𝐄𝐖 𝐂𝐇𝐈 𝐓𝐈𝐄̂́𝐓: 𝐓𝐑𝐄𝐊𝐊𝐈𝐍𝐆 𝐌𝐀𝐑𝐃𝐈 𝐇𝐈𝐌𝐀𝐋 – 𝐍𝐄𝐏𝐀𝐋 𝟓 𝐍𝐆𝐀̀𝐘 𝟒 Đ𝐄̂𝐌 

𝟏.𝐓𝐢̀𝐦 𝐡𝐢𝐞̂̉𝐮 𝐯𝐞̂̀ 𝐜𝐮𝐧𝐠 𝐭𝐫𝐞𝐤 𝐌𝐚𝐫𝐝𝐢 𝐇𝐢𝐦𝐚𝐥 (𝟒.𝟐𝟎𝟎𝐦)

Nepal không chỉ là một quốc gia sở hữu nền văn hoá, tín ngưỡng đặc sắc mà còn siêu nổi tiếng với những cung leo núi huyền thoại vì nằm cạnh dãy Himalayas.
Người ta đi trek nhiều, chuyên nghiệp thì có thể chọn cung EBC (Everest Base Camp) hoặc ABC (Annapurna Base Camp), còn mình là người mới hoàn toàn, siêu yếu, huyết áp thấp, cả đời mới leo núi tầm 4-5 lần mà kiểu thở lè cả lưỡi, nên mình chọn một cung dễ hơn và rất đẹp là Mardi Himal cao tầm 4.200m.
Hành trình Mardi Himal sẽ kéo dài 5 ngày, bắt đầu từ Pokhara (hầu hết các cung trek đều khởi hành từ đây), nên sẽ phải di chuyển từ thủ đô Kathmandu đến Pokhara tầm 200km, khoảng 10 tiếng với chặng đường siêu xấu, xóc gọi là pay lên nóc xe lun…
Để đánh giá thì mình thấy Mardi Himal hợp với người bắt đầu tập leo núi, tạm chấp nhận được vì một đứa yếu, lười, ham ngủ như mình còn chinh phục thành công thì bất cứ ai cũng sẽ làm được.
Cung Mardi có cả rừng cây nguyên sinh, có suối, núi tuyết, những rặng hoa đỏ vàng rực rỡ bên đường, có mưa, có nắng, lúc siêu lạnh và lúc siêu nóng. Mardi có đường bằng phẳng, có lên dốc siêu siêu cao, có xuống dốc liên tục vài cây số, nhưng hầu hết đều đã được xếp đá, di chuyển không quá khó khăn.

𝟐. 𝐂𝐡𝐮𝐚̂̉𝐧 𝐛𝐢̣ 𝐧𝐡𝐮̛̃𝐧𝐠 𝐠𝐢̀ 𝐭𝐫𝐮̛𝐨̛́𝐜 𝐤𝐡𝐢 𝐭𝐫𝐞𝐤?

💥

 A. Vé bay + Visa + Sim card + Đổi tiền

👉 Vé bay: Mình mua trước ngày bay khoảng 2-3 ngày, được cái trộm vía vé cũng không quá đắt, săn được cỡ 9,4 củ/khứ hồi bay HN – Kuala Lumpur – Kathmandu (khứ hồi). Lưu ý: nếu đã leo núi, vui lòng mua ký gửi, đừng tiếc tèng vớ vẩn như mình.
👉Visa: hiện Nepal cấp visa on arrival (tức là tới sân bay mới đóng dấu và cấp) nên khá tiện. Các bạn có thể xuống sân bay, vào sảnh, có sẵn máy để làm thủ tục, cầm giấy in ra quầy biên nhận đóng tiền (tuỳ theo số ngày muốn ở lại 15-30-45-60 ngày), đóng xong rồi ra đóng dấu nhập cảnh là ok. Rất dễ dàng.
👉Sim card: Mình mua sim trước tại Việt Nam của bên Gohub, loại sim có 6GB tốc độ cao dùng trong 15 ngày ở 116 quốc gia nên tiện cho việc sử dụng ở cả Malay lẫn Nepal. Tuy nhiên, sim khá ít data nên nếu mua, mn nên dùng tiết kiệm, tận dụng wifi ở các hostel, còn lên núi xác định ngắt kết nối với thế giới nên cũng không cần quan tâm tới data. Sim này có ngân lượng tầm 1,2 củ.
🎉 Tin vui QUÀ TẶNG CUỘC SỐNG: Xin được gửi tới quý cô bác anh chị có nhu cầu đi nước ngoài, cả nhà có thể lên web của Gohub, nhập mã CODE "Thuytrang", sẽ được giảm 25% khi mua sim và esim Gohub trên website với số lượng 10 người đầu tiên nghen ahihi. ️🎉
👉 Đổi tiền: đổi USD sau đó tới sân bay Kathmandu thì đổi qua tiền Nepal, hoặc vào trung tâm khu Thamel cũng rất nhiều chỗ đổi.
💥

B. Tìm porter/guide/tua

Do quy định mới của Nepal nên hầu hết các cung trek đều không cho phép khách du lịch nước ngoài tự ý đi một mình, cần có guide/porter đi chung. Mà để an toàn, đảm bảo mọi thứ mượt mà, với người lần đầu đi trekking dài ngày ở nước ngoài như mình, lựa chọn một bên uy tín để đi chung là điều cần thiết. Sau quá trình nửa tháng ở Nepal, mình có một vài mối cho các bạn đây:
-Đầu tiên là Bipin Lamichhane mình book porter của mình là bạn Niroj (27 tuổi) thông qua Bipin. Porter thì sẽ mang vác đồ hộ khách, tầm dưới 20kg là hợp lý cho chặng dài (của mình cỡ 8kg), đôi khi sẽ không quá giỏi tiếng Anh và ít chia sẻ thông tin điểm đến vì họ chỉ làm tốt việc khuân vác.
Còn thuê guide thì họ sẽ dẫn đường, nói tiếng Anh đỉnh hơn, thậm chí là các ngôn ngữ khác, không vác đồ hộ (trừ khi khách quá mệt) và chủ yếu làm nhiệm vụ chia sẻ về hành trình, chăm sóc khách và chỉ đường.
Với hai vai trò khác nhau như vậy, mình lựa chọn porter vì thực sự là vác không nổi quãng đường hơn 50km trong 5 ngày như vậy.
Chi phí thuê porter tầm 20 USD/ngày; guide thì 23 USD/ngày chưa bao gồm tips (khoảng 1.000 rupee/ngày).
-Muốn chi phí tốt hơn nữa thì xuống tới Pokhara có thể đi tìm, người ta sẽ chào mời ngay điểm dừng quanh khu Lakeside (Phewa Lake), tầm 16 USD/ngày làm guide hoặc porter có biết tiếng Anh luôn.
💥

 C. Giấy permit trekking: 

Đây là giấy phép leo núi bắt buộc dành cho khách du lịch nước ngoài tại Nepal. Bạn có thể nhờ bên dịch vụ làm luôn, cầm theo ảnh 46 và ảnh 34 để dán vào giấy permit lúc tới Kathmandu là ok.
Chi phí khoảng: 30 USD (thuê dịch vụ bên Bipin)
💥

 D. Chuẩn bị quần áo, dụng cụ trek

👉 Đã có sẵn: balo trekking MT100 Easyfit 50L cho nữ của Decathlon 1.8 củ; giày leo núi Decathlon 1.8 củ; áo gió loại dày chống nước tầm 2 củ; mũ chống nắng, kính râm, bình giữ nhiệt, một đôi dép tông và 3-4 đôi tất dày, 3 áo giữ nhiệt, 1 áo len, 1 áo fleece, khăn bandana, 1 mũ len dày, 2 găng tay, đồ lót cá nhân, 3 áo mưa giấy, 2 rain cover bọc balo,…
👉 Mua thêm tại VN: áo down/light jacket Uniqlo tầm 1.8 củ mua cũ bên chợ Đông Tác thì chỉ 300 cành thui; quần leo núi chống nước.
👉 Mua thêm ở Kathmandu: 2 gậy leo núi tầm 1.000 rupee/chiếc; 1 bộ đế đinh bám giày khi đi núi 1.000 rupee/bộ; 1 đèn pin loại xịn đi núi ban đêm 1.500 rupee; 1 miếng cố định đầu gối cho khỏi đau nhức 850 rupee/chiếc (nên mua hai nha). Túi ngủ qua đó bạn Bipin cho mượn.
👉 Những đồ dùng cần thiết khác: bình giữ nhiệt, cục sạc dự phòng, bàn chải + kem oánh răng, dầu gội đầu, kem chống nắng, dưỡng môi, kem dưỡng ẩm, nước rửa mũi (rất quan trọng), giấy ướt, cuộn giấy vệ sinh, khăn tắm.
💥

 E. Thuốc men:

👉 Thuốc chống sốc độ cao Acetazolamid: trước khi leo núi thì uống vào ban đêm trước khi ngủ, mỗi ngày 1 viên hàm lượng 250mg, uống cỡ 3-5 ngày thôi. Khi lên tới độ cao 3.000m thì phải dừng, buổi sáng từ Forest Camp lên Lowcamp có thể uống 1 viên.
👉 Các loại thuốc khác rất cần thiết: các thể loại cao dầu Phật Linh, cao Thái, 2 vỉ tipi cảm cúm, 2 vỉ kháng sinh, tiêu hoá ẻ chải, panadol đau đầu, paracetamol giảm đau hạ sốt, thuốc ngậm đau họng, xịt mũi dạng nước, 1 lọ vitamin C tăng đề kháng uống vào các buổi sáng, salonpas dán bắp chân và vai lúc đau nhức, miếng dán giữ nhiệt tầm 5 miếng cho 2 ngày cuối ở High Camp, orezol bù nước bù khoáng cứ mua tầm 15 -20 gói cho chắc ăn.
💥

 F. Đồ ăn kèm: 

Hiện tại đồ ăn trên các teahouse dọc đường đi khá ổn áp, có cơm rang và salad rất dễ ăn, thậm chí có cả pizza và các loại trà nóng nên cũng không cần mang quá nhiều đồ từ VN.
-Nên mua thêm: các loại thanh năng lượng, các loại hạt, kẹo ngậm khi leo núi để bổ sung khi đi dọc dường.
💥

G. Bảo hiểm: 

Nên mua nha mn, có rất nhiều hãng trên thị trường mn có thể tự đi tham khảo. Những nơi có địa hình nguy hiểm hoặc đi dài ngày thì chúng ta cứ cẩn tắc vô áy náy ạ.

𝟑.𝐇𝐚̀𝐧𝐡 𝐭𝐫𝐢̀𝐧𝐡 𝐭𝐫𝐞𝐤 𝟓 𝐧𝐠𝐚̀𝐲 𝟒 đ𝐞̂𝐦 (đã viết rất chi tiết, ở đây chỉ note lại khái quát)

👉 Ngày 1: Đi từ Pokara tới Kande bằng xe jeep mất 1 tiếng, sau đó trek lên tới Pothana (1.970 m), 3 hrs.
👉 Ngày 2: Leo từ Pothana tới Forest Camp (2550 m), 6-7 hrs
👉 Ngày 3: Leo từ Forest Camp đến High Camp (3,580 m), 6-7 hrs.
👉 Ngày 4: Từ High Camp đến Mardi Himal Base Camp (4,120 m), và quay lại High Camp nghỉ qua đêm, trek 8-9 hrs
👉 Ngày 5: Đi từ High Camp về tới Low Camp, rồi leo xuống Siding Village (1280 m). Xe jeep sẽ chở quay lại Pokhara (đi tầm 2 tiếng, off road cỡ 1 tiếng). 6 hrs Trek.

𝟒. 𝐓𝐨̂̉𝐧𝐠 𝐜𝐡𝐢 𝐩𝐡𝐢́

👉 Vé bay: cỡ 9.5 củ/khứ hồi
👉 Visa: 30 USD/15 ngày
👉 Sim card Gohub: 1.2
👉 Porter: 100 USD/ 5 ngày
👉 Permit: 30 USD/người
👉 Hotel 4 đêm trong chuyến trek: 15 USD
👉 Xe jeep từ Pokhara đi Kande: 30 USD
👉 Jeep từ Siding đi Pokhara: 65 USD
👉 Tourist Bus từ Kathmandu đến Pokhara khứ hồi: 2.000 rupee
👉 Ăn uống cá nhân trên núi: khoảng 600 cành/ngày (trung bình toàn khoảng 1.000 – 1.500 rupee/bữa)
👉 Tips cho porter: 6.000 rupee (cái này tuỳ tâm cỡ 5.000 rupee cũng được)
👉 Bảo hiểm du lịch: gần 400 cành/15 ngày (gói cơ bản)
👉 Mua sắm đồ đạc, thuốc men, dụng cụ: 4 củ
💰💰Tất tần tật để chuẩn bị cho một chuyến trekking như này thì sẽ rơi vào khoảng 20-25 củ nghen.
(chỉ là trek thôi, chưa bao gồm chi phí ở lại Kathmandu và 1 tuần khám phá các thành phố khác)

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn

POST ADS1

POST ADS 2