Sưu tầm một bài về nhớt (dầu nhờn động cơ).




Thêm một bài về nhớt (dầu nhờn động cơ). (Tổng hợp from Nhớt Goodyear Việt Nam)

Đang tính thay nhớt xe gắn máy mà nghe người bảo nên xài nhớt hãng này vì thấy đặc hơn hãng kia, hay nên dùng hãng này vì chạy bốc hơn hãng nọ, hoặc dùng hãng này đi vì thấy đi được lâu hơn hãng khác v.v.. Rồi, có người lại bảo xe tay ga thì mua 10W-30 thôi, còn 5W-40 xài cho AB, hay SH chỉ nên xài hãng A, hãng B v.vv, hoặc người thì cứ mắc nhất là mua, ngược lại có người thấy rối quá nên dùng rẻ rẻ nhưng thay đều đều mỗi 1000km là được dù toàn xe đắt tiền v.v..

Vậy nên mua loại nào giờ ta?

Hãy nghĩ đơn giản thế này: Đây là sản phẩm được dùng cho động cơ liên quan nhiều về kỹ thuật nên trước tiên nó phải đúng yêu cầu kỹ thuật trước đã.
Vì vậy, điều đầu tiên và quan trọng nhất là xem tài liệu kỹ thuật của xe mình đang sử dụng để biết vài thông tin cơ bản như: xe mình là động cơ xăng hay động cơ dầu? Là xe động cơ 2 thì hay 4 thì? Xe tay ga hay xe số? Nhớt hãng khuyên dùng cần loại Dầu gốc (Base oil) nào? Hay cấp nhớt SAE bao nhiêu? Cấp hiệu năng API ra sao? v.v...
VD: Hãng sản xuất yêu cầu xe mình phải dùng nhớt động cơ xăng, có dầu gốc Base oil là loại Tổng hợp (Synthetic / 100% Synthetic) mình lại dùng nhớt động cơ dầu, dầu khoáng (Mineral) thì không phù hợp lắm. Hay hãng yêu cầu dùng API là SN, mà mình lại dùng API SL thì cũng không tốt. Hoặc nhà sản xuất yêu cầu cấp nhớt SAE là 5W-30, mình lại dùng SAE 20W-50 chẳng hạn thì cũng không ổn tí nào.
Điều này cũng dễ hiểu vì mỗi động cơ sẽ có thiết kế chế tạo máy móc vận hành khác nhau, sử dụng vật liệu với nhiều cấp độ yêu cầu khác nhau, cũng như các hãng chế tạo phải đáp ứng các yêu cầu ngày càng khắc khe của quy định pháp luật, quy định của các hiệp hội tổ chức quốc tế v.v..
Vì thế, với mỗi loại động cơ chế tạo khác nhau thì các yêu cầu kỹ thuật đối với sản phẩm dầu nhớt cũng sẽ khác nhau, sao cho động cơ hoạt động hiệu quả và bền bỉ nhất.
Tóm lại, trong cuốn hướng dẫn sử dụng xe của bạn, nhà sản xuất khuyên dùng nhớt nào thì dù chưa hiểu ý nghĩa mấy thông số đó thế nào nhưng bạn cũng có thể xem sản phẩm nhớt bạn tính mua có đáp ứng những thông số đó thì bạn chọn. (xem hình 3 để tham khảo thông tin cơ bản)
Các thông số này đã được chuẩn hóa bởi các hiệp hội quốc tế, các sản phẩm phải được kiểm tra, kiểm nghiệm nghiêm ngặt rồi mới cấp chứng nhận, không phải muốn ghi gì cũng được. Thấy bao bì ghi chuẩn của tổ chức nào thì mình vào web của tổ chức đó kiểm tra đối chiếu thông tin cho đúng. Ngoài các tổ chức API, SAE quen thuộc còn có JASO - Japanese Automotive Standards Organization - của Nhật cũng đưa ra những tiêu chuẩn tương tự SAE và nhiều tổ chức khác nữa v.v..
Mình hay vào trang chính thức của API để kiểm tra xem sản phẩm dầu nhớt nào đó có tên trong danh sách được cấp chứng nhận API chưa?
Ngoài kia có nhiều sản phẩm không có trong danh sách mà vẫn ghi API là vi phạm. API cũng có list một số hãng/sản phẩm của nhiều công ty kể cả thị trường Mỹ và các nước khác không được API cấp chứng nhận mà vẫn tự in, trong list đó có cả chục nhãn hàng đang có mặt tại Việt Nam 😞
Cả nhà check thử sản phẩm nhớt đang dùng là API nào nhé! Hoặc xem API loại nhớt đang dùng có phù hợp yêu cầu của động cơ xe mình hay không? VD động cơ đời 2020 mà sử dụng API là SM, SL có phù hợp không thì vào link sau?
Mình cũng có thể search thêm thông tin về sự khác biệt giữa dầu khoáng Mineral và Dầu tổng hợp Synthetic (Search Google "Mineral vs Synthetic oil" sẽ ra). Từ đó, bạn sẽ tự nhận xét/tìm hiểu thêm các động cơ dòng cao cấp nhà sản xuất yêu cầu dùng nhớt 100% Synthetic nhưng mình lại dùng nhớt khoáng thì có đạt yêu cầu dù thay đều thường xuyên hay không?
Tính năng cơ bản của nhớt (dầu nhờn động cơ) là giảm ma sát, hạn chế mài mòn, làm sạch, làm mát máy, làm kín piston, khả năng trung hòa acid tạo ra từ việc oxy hóa khi động cơ vận hành v.v... Sản phẩm nào có chỉ số các tính năng cơ bản này cao hơn thì chi phí cao hơn.
VD: cũng là Synthetic 100%, nhưng chỉ số nhớt Viscosity Index (tính ổn định biến đổi do nhiệt) cao hơn thì tốt hơn.
Mỗi hãng sẽ có nhiều sản phẩm đáp ứng với từng nhu cầu động cơ. Mình chọn đúng và trải nghiệm tùy theo nhu cầu sử dụng. Chứ nhớt tốt, mà mình chọn sai kỹ thuật và nhu cầu sử dụng thì cũng không tốt cho động cơ xe của mình.
VD: xe có yêu cầu cấp nhớt SAE là 5W-30, nhưng mình lại dùng cấp nhớt 10W-40 (trạng thái đặc hơn), chạy cũng được, nghe tiếng máy có vẻ êm hơn, nhưng chạy lâu chút máy sẽ nóng hơn. Hoặc hàng ngày chạy xe từ nhà lên chỗ làm chừng 5 phút, động cơ cũng chưa hoạt động đủ, nhớt cũng chưa kịp đạt hiệu quả trong nhiệt độ như mong muốn.
Sẵn tiện chia sẻ hiểu về cấp nhớt. Vì tiếng Việt gọi là cấp nhớt nên đa phần dễ hiểu là cấp bậc nên cấp số lớn hơn là tốt hơn. Để dễ hình dung cấp nhớt: ta lấy 1 ly dầu ăn và ly bột em bé quậy lên, độ đặc của bột em bé đặc hơn, nhưng hiệu quả bôi trơn thì không bằng dầu ăn; hay trong khi quậy như vậy thì ly bột em bé cho âm thanh nghe êm hơn, nhưng quậy nặng tay hơn. Nên, hiểu nôm na cấp nhớt là cấp độ của trạng thái đặc lỏng chứ không phải khả năng bôi trơn của dầu nhớt (Xem hình 3 để tham khảo thêm thông tin cấp nhớt SAE)

Một vấn đề cũng thường được người tiêu dùng thắc mắc là bao lâu hoặc bao nhiêu km thì nên thay nhớt?

Để giải quyết tình trạng ngày càng khan hiếm cũng như đáp ứng các quy định hạn chế khai thác các nhiên liệu hóa thạch, cùng với việc giảm thiểu tác động của các chất thải, khí thải ra môi trường v.v.. các hãng sản xuất nhớt và các hãng thiết kế chế tạo động cơ luôn phải nghiên cứu để cho ra các sản phẩm ngày càng đạt hiệu quả vượt trội.
Với một số sản phẩm nhớt Tổng hợp cao cấp ngoài thị trường cho phép chạy 10.000-20.000km, thậm chí có loại cho phép chạy vài chục ngàn km, rồi tùy mỗi loại động cơ cho phép chạy bao nhiêu km thì phải thay nhớt, nhưng đa phần các động cơ ngày nay cho phép vận hành nhiều km hơn mới phải thay nhớt, kể cả xe gắn máy. Và như đã nói ở trên, liên quan đến nhu cầu sử dụng, nên cũng tùy điều kiện và thói quen đi xe khác nhau của mỗi người mà chọn nhớt phù hợp như: nhớt có dầu gốc là khoáng, bán tổng hợp, hay tổng hợp 100%, cũng như các tính năng hỗ trợ mà các hãng có nghiên cứu thêm, từ đó sẽ có kế hoạch thay nhớt cho phù hợp với số km đã vận hành.
VD: Bang Cali tại Mỹ là bang cũng nghiêm ngặt về vấn đề môi trường cũng cung cấp trang thông tin để người dân có thể tự tìm thông tin bao lâu nên thay nhớt đối với các hãng xe, dòng xe, thậm chí liệt kê những nơi thu hồi nhớt đã sử dụng chứ không được thải ra môi trường.
Trong đó, họ luôn ghi chú sản phẩm dầu nhớt Tổng hợp giúp kéo dài tuổi thọ động cơ và cho phép chủ xe có thể chạy đến 20.000 miles (hơn 30.000km) mới cần phải thay nhớt. Nhưng bạn nên check với hãng sản xuất động cơ để biết xe của bạn, vì có dòng cho chạy 7.000km, 10.000km. 20.000km trong điều kiện bình thường thì nên thay nhớt.
PS:
* Kiến thức và thông tin thì vô hạn, chia sẻ cả nhà chút it thông tin cơ bản. Mọi người góp ý để hoàn thiện và cập nhật thông tin cho mỗi người.
* Hình 1: hình sản phẩm dầu nhớt (dầu nhờn động cơ) nói chung
* Hình 2: minh họa phân tử dầu gốc (Base oil) của dầu khoáng (Mineral) so với dầu Tổng hợp (Synthetic)
* Hình 3: Hiểu cơ bản về các thông tin trên bao bì sản phẩm dầu nhớt




Thank admin: Dầu nhớt Goodyear Việt Nam đã hỗ trợ thông tin

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn

POST ADS1

POST ADS 2