Cách tính lương cho nhân sự quản lý: Xây dựng hệ thống lương thưởng hiệu quả



Cách tính lương cho nhân sự quản lý: Xây dựng hệ thống lương thưởng hiệu quả

Việc thiết lập một hệ thống lương thưởng hợp lý là yếu tố quan trọng để thu hút, giữ chân và tạo động lực làm việc cho nhân viên quản lý. Dưới đây là một phương án tính lương chi tiết, dựa trên các gợi ý từ chuyên gia và thực tiễn tại nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Đây là vấn đề được thảo luận sôi nổi nhất trong workshop do Du Lịch Đâu tổ chức đầu năm 2024 để đón mùa tuyển dụng giữa năm, nay được chia sẻ để có thêm góc nhìn cách tính lương thưởng các cấp cho các doanh nghiệp SME trong gian đoạn suy thoái này!

Phân loại và định nghĩa các cấp bậc quản lý cùng với vai trò chính



1. Quản lý cấp thấp (Trưởng nhóm)

  • Vai trò: Trực tiếp quản lý một nhóm nhỏ nhân viên, thường là nhân viên thực hiện công việc chuyên môn. Họ chịu trách nhiệm phân công công việc, giám sát tiến độ, đảm bảo chất lượng công việc của nhóm mình và báo cáo kết quả lên cấp trên.
  • Cấp độ quản lý: từ 5-10 nhân sự có/không có chuyên môn cao
  • Ví dụ: Trưởng nhóm marketing thực hiện các chiến dịch marketing nhỏ, cụ thể như quản lý một chiến dịch quảng cáo trên Facebook.
  • Mức lương và thưởng: Như mô tả sơ bộ công việc đã trình bày ở trên, trưởng nhóm thường có mức lương cao hơn 10% so với nhân viên trong nhóm và được thưởng dựa trên hiệu quả công việc của nhóm.


2. Quản lý cấp trung (Trưởng phòng/trưởng bộ phận)

  • Vai trò: Quản lý một bộ phận hoặc một phòng ban. Họ chịu trách nhiệm điều hành hoạt động của bộ phận, xây dựng kế hoạch, phân bổ nguồn lực và đảm bảo mục tiêu của bộ phận được hoàn thành. 
  • Cấp độ quản lý: Từ 5-20 nhân sự/không có quá 3 quản lý khác chuyên trách bên dưới hỗ trợ (làm việc trực tiếp)
Tuy nhiên nếu không đi kèm vai trò quản lý ngân sách, quản lý tình hình hoạt động kinh doanh của bộ máy hay đưa ra quyết định cho Ban giám đốc (BoD) thì vẫn được xem là Quản lý cấp trung, tuy nhiên nếu được áp đặt các báo cáo tài chính, phân định chi phí bộ phận, đưa ra quyết định tính toán lương thưởng, KPIs thì có thể xem là 1 Quản lý cấp cao tùy vào vai trò được giao phó.
  • Ví dụ: Trưởng phòng marketing chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động marketing của bộ phận, xây dựng và triển khai các chiến dịch marketing lớn.
  • Mức lương và thưởng: Trưởng phòng thường có mức lương cao hơn 10-15% so với nhân sự cấp dưới và được hưởng thêm các khoản thưởng như thưởng trách nhiệm, thưởng hiệu quả, thưởng kinh doanh.


3. Quản lý cấp cao (Giám đốc bộ phận)

  • Vai trò: Đứng đầu các phòng ban lớn hoặc toàn bộ công ty. Họ chịu trách nhiệm đưa ra các quyết định chiến lược, định hướng phát triển của bộ phận/công ty và quản lý tổng thể các hoạt động.
  • Cấp độ quản lý: Từ 10-50 nhân sự/bên dưới tối thiểu có 4-10 quản lý phụ trách chuyên môn khác để vận hành bộ phận
  • Ví dụ: Giám đốc marketing chịu trách nhiệm xây dựng chiến lược marketing toàn diện cho công ty, đưa ra quyết định đầu tư vào các kênh marketing mới.
  • Mức lương và thưởng: Giám đốc bộ phận thường có mức lương cứng trung bình cao 170% - 200% so với các cấp quản lý bên dưới và được hưởng các khoản thưởng hấp dẫn dựa trên kết quả kinh doanh của toàn bộ bộ phận.

Các yếu tố ảnh hưởng đến mức lương cụ thể

  • Quy mô doanh nghiệp: Doanh nghiệp càng lớn, mức lương càng cao.
  • Ngành nghề: Ngành nghề có tính cạnh tranh cao, mức lương thường cao hơn.
  • Vị trí địa lý: Mức sống ở các thành phố lớn thường cao hơn.
  • Kinh nghiệm và trình độ: Nhân viên có kinh nghiệm và trình độ cao hơn sẽ được trả lương cao hơn.
  • Hiệu quả công việc: Khả năng hoàn thành mục tiêu và đóng góp cho doanh nghiệp.

Bằng cách phân tích rõ ràng vai trò và trách nhiệm của từng cấp quản lý, chúng ta có thể xây dựng một hệ thống lương thưởng công bằng và hợp lý, tạo động lực cho nhân viên làm việc hiệu quả và đóng góp vào sự phát triển của doanh nghiệp.


Nguồn: Workshop thảo luận về lương thưởng tại Hồ Chí Minh đầu năm 2024 do Du Lịch Đâu Network tổ chức offline ngành.

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn

POST ADS1

POST ADS 2