Nguồn gốc từ Sài Gòn

1.Sài Gòn tôi yêu 🥰 

西贡=西貢=Sài Gòn= Tây Cống= XiGong= Xấy Cung= Sai Gon 
堤岸=…= Chợ Lớn = Đê Ngạn = Di 'An = Thầy Ngòn= Cho Lon 

( Hán giản thể > Hán phồn thể > tiếng Việt > Hán Việt > pinyin > Quảng Đông> English)

Đê Ngạn = embankment 
Chợ Lớn = big market/ large market 
Thầy Ngòn được đọc trại đi thành Sài Gòn ( giả thuyết)
Chợ Lớn = 大市场 = đại thị trường = chợ đầu mối tập trung buôn bán sỉ = wholesale market 
( theo tiếng Trung phổ thông dịch thẳng từ nghĩa đen tiếng Việt)

Quận5 = Cho Lon downtown 
Quận 1= SaiGon downtown 

2.Ngũ Bang Chợ Lớn 

Ngũ Bang Chợ Lớn: Quảng Đông, Phúc Kiến, Triều Châu, Khách Gia, Hải Nam 
五帮:广东(廣東)、福建、潮州、客家、海南.
Wu Bang: Guangdong, Fujian, Chaozhou, Kejia, Hainan.

Funfact: thực ra là có nhiều hơn 5 bang, nhưng các nhóm nhỏ này đã được gộp vào nhau cho dễ quản lý nếu ở cùng một dân tộc người bên Trung ( giống nhau về ngôn ngữ và văn hóa). Những nhóm nhỏ này được gộp vào Quảng Đông , gồm có Quảng Tây, Quế Châu, Lôi Châu… Quỳnh Châu thì được gộp vào Hải Nam. Phúc Châu gộp vào Phúc Kiến. Người Hoa Hải Phòng, người Hẹ, người Ngái …thì được gộp vào Quảng Đông. 

Bang có nghĩa là giúp đỡ, bao bọc lẫn nhau.
Tiếng Trung: 帮 =>帮助,帮忙.

3. Tiếng Quảng Đông 
Tiếng Quảng Đông là ngôn ngữ chung phổ biến nhất ở ChoLon vì được dùng làm ngôn ngữ giao tiếp chung khi các tộc người Hoa khác đến mua bán. Sau này từ một phương ngữ, nó trở thành một ngôn ngữ độc lập dành cho Hoa Kiều, đứng thứ hai sau tiếng phổ thông Trung Quốc ( Quan thoại). Tiếng Quảng Đông có hơn 300 tr người dùng trên toàn cầu, nhiều nhất là cộng đồng người Hoa hải ngoại. Nhờ sự phổ biến của nền điện ảnh và âm nhạc Hong Kong ( Hương Cảng), địa vị của tiếng Quảng vẫn vững vàng cho đến ngày nay. 

Tiếng Quảng Đông là tổ hợp của ngôn ngữ Bách Việt + ngôn ngữ cổ vùng Quan Trung, có lịch sử hơn 2000 năm. Nguyên nhân là do Tần Thuỷ Hoàng khi chinh phục người Bách Việt đã phái xuống vùng Lưỡng Quảng 10 vạn quân + cho đi đày những người chống đối ông ta ( quý tộc, nhà Nho, dân thường, nô bộc … của 6 nước). Cho nên người Quảng Đông vẫn gọi bản thân họ là người Việt (粵). Các bạn chắc là biết về Nam Việt ( Triệu Đà, Mị Châu - Trọng Thuỷ ) rồi nên tui không nói nhiều nữa. 

Nếu các bạn hỏi tui là trong Ngũ Bang Chợ Lớn ngôn ngữ của tộc người nào dễ học nhất thì tui mạnh dạn đề cử tiếng Quảng. Còn xếp hạng về độ khó thì đứng đầu là tiếng Phúc Kiến, Triều Châu, Khách Gia, Quảng Đông, đây là bảng xếp hạng bên Trung Quốc chứ tui không bịa ra nha. Trong bảng này còn tiếng Ngô Việt hay còn gọi là tiếng Thượng Hải nữa, cũng khó học không kém đâu nha. 

Tiếng Phúc Kiến còn được gọi là tiếng Mân Nam, nó còn là ngôn ngữ thứ hai ở Đài Loan, Mân trong Mân Việt, pinyin là MinNan. Thiên Hậu nương nương có nguồn gốc từ Phổ Điền, Phúc Kiến. Hôm nào rảnh tui sẽ viết bài về chủ đề này nha. Phúc Kiến thuộc lãnh thổ cũ của Mân Việt.

Tiếng Ngô Việt còn được gọi là tiếng Thượng Hải, phổ biến ở vùng Giang Nam, Mân Chiết ( Chiết Giang, Giang Tô, Phúc Kiến, An Huy, Giang Tây). Thượng Hải được chọn làm đại biểu cho tiếng ngo viet vì sau CT nha phiến, rất nhiều thương nhân vùng Mân Chiết và Giang Nam đến đây lập nghiệp. 

Tiếng Triều Châu của người Tiều, đọc trại đi từ Triều sang Tiều. Triều Sán địa khu là cộng đồng người Tiều lớn nhất tỉnh Quảng Đông, TQ. Thủ phủ là Triều Châu huyện và Sán Đầu huyện . Con gái Triều Châu nổi tiếng xinh đẹp, dáng cao, da trắng, ngũ quan hài hòa với mắt hai mí to và nụ cười duyên. Dân Trung bảo cưới được một cô vợ Triều Châu thì cái giá bỏ ra không nhỏ tí nào, vì tiền thách cưới là cao nhất tỉnh Quảng Đông và còn không chắc có hồi môn. Thương nhân Triều Châu đứng xếp hạng thứ hai sau thương nhân Phúc Kiến và trên thương nhân Chiết Giang. Triều Sán đất chật người đông, người Triều Châu lại thích đông con nhiều cháu, mỗi gia đình lại thích ít nhất bốn người con và thích nhất là con trai nên người Tiều tha phương cầu thực lập nghiệp ở đất khách quê người rất đông. 

Tạm thời mạn đàm đến đây thôi, cám ơn các bạn đã theo dõi! 

- to be continued-

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn

POST ADS1

POST ADS 2