🥰 Việt Nam kỹ nghệ: Lồng đèn trung thu làng Báo Đáp
Món này xém thất truyền đó mấy bạn. Đáng lẽ là cái ảnh tui đăng chỉ là ảnh đen trắng hồi xưa thôi.
Lồng đèn con cua, cá hóa rồng, vân vân từng là những món đồ chơi tuyệt mỹ của Việt Nam ngày xưa. Tiếc thay cũng như nhiều kỹ thuật cổ truyền khác, nó dần tàn lụi trong thời hiện đại. Có những lúc tưởng chừng đã biến mất nếu như không có nỗ lực cứu lấy nó. 🥲
Trong một workshop tham dự năm 2022, tui đã thấy tận mắt chiếc lồng đèn hình con cua. Đó là một kỹ thuật phức tạp khiến cho những ai mong phục dựng gần như bó tay, vì người nghệ nhân hiểu được cách làm chính xác lại già cả bệnh tật, không thể nói chuyện được.
Chỉ đến một khoảnh khắc, người nghệ nhân già đó bằng một nỗ lực phi thường, đã bật lên được tiếng nói và giải mã được mấu chốt cuối cùng còn thiếu.
Thế là chiếc lồng đèn ấy lại tái sinh một lần nữa.
---
A. Địa điểm: Làng Báo Đáp, Nam Trực, tỉnh Nam Định.
B. Tình trạng: Thất truyền, vừa tìm lại được cách phục dựng.
#Vietales #chuyennguoiVietke #TrungThu #Longdentrungthu
Giữa thập niên 1950, nhiều người dân làng Báo Đáp di cư vào Sài Gòn, tụ họp lại lập ra xóm Phú Bình và tiếp tục nghề làm đèn. Tất cả đèn Trung thu của Sài Gòn và các tỉnh miền Nam từ hơn nửa thế kỷ nay đều được sản xuất từ Phú Bình. Nhưng các loại đèn cầu kỳ, tinh xảo cổ xưa cũng đã bị thất truyền ở Sài Gòn từ vài ba chục năm nay. Từ khi dọn vào Sài Gòn, gia đình cụ Văn vẫn tiếp tục giữ nghề, dù có phải thay đổi một chút về hình thức của những chiếc đèn.
"Người làm việc trực tiếp với tôi là em Nguyễn Trọng Bình, con trai cụ Văn. Bình rất khéo tay, kiên nhẫn, sáng dạ. Và quan trọng nhất là cầu tiến, yêu nghề. Em nhẫn nại chữa các lỗi kỹ thuật hay nhận những yêu cầu khó khăn mà không bao giờ than vãn, mệt mỏi…"
Theo ông Bách chia sẻ, nếu như mẫu đèn thị trường làm bằng giấy bóng kính mỗi ngày có thể làm được hơn chục chiếc thì với những mẫu đèn cao cấp, gần 10 ngày mới xong 1 chiếc vì chưa thuần tay.
"Ngày xưa cả làng cùng làm, mỗi nhóm làm một khâu, cho nên lúc nào cũng có sẵn đèn. Còn hiện nay chỉ có một người làm khung, một người vẽ, cho nên mất nhiều thời gian"
Vì kỳ công như vậy nên hiện tại các sản phẩm cao cấp vẫn chưa thể đưa ra thị trường, mà mục đích chủ yếu vẫn là để phục hồi văn hoá xưa.